Phượng Hoàng Trở Về

Chương 7: Phượng Hoàng Trở Về Chương 7


Chương 7

Type: Um-um

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ lớn của Cảnh Hiên hoàng triều, trong ngoài cung đều bận tối tăm mặt mũi. Đồng Hề cũng vô cùng bận bịu. Đồ cống tiến của các châu phủ tràn vào cung như thác lũ, sau khi được Hoàng đế xem qua sẽ tới tay nàng, thứ nên sung kho thì cho vào kho, thứ nên thưởng cho các phi tần thì phải đem thưởng. Đã vậy, còn phải chọn trước vài món Thái hậu thích, lập danh sách đưa tới Trường Tín cung, đó chính là ân điển của Hoàng thượng, còn nàng phải tự chuẩn bị đồ thưởng cho các cung.

Kể từ mồng Một tháng Năm, trong cung sẽ có thuyền rồng, mỗi ngày đều có tiết mục du ngoạn bằng thuyền rồng ở hồ Thái Dịch. Tới mồng Năm tháng Năm, mỗi vương phủ sẽ phái đội thuyền rồng của mình tới hồ Thái Dịch tham gia hội đua thuyền, Hoàng đế sẽ đích thân tới xem.

Thượng nghi cục trình thư mời nháp cho nàng xem.

“Ồ, có cả đội thuyền nữ cơ à?”

Thượng nghi của Thượng nghi cục đáp:

“Đây là đội của Tấn Vương phủ, Tấn Vương xưa nay vốn không khỏe, bởi vậy Tấn Vương phi mới lập một đội thuyền nữ tới tham gia.”

Thượng nghi không rõ ý của Quý phi, nhưng nay mọi quyền hành trong phủ Tấn Vương đều nằm trong tay Vương phi, bà không dám đắc tội nên mạo hiểm trình lên.

Đồng Hề nhất thời đắn đo. Đội thuyền nữ không phải là chưa từng xuất hiện trong các cuộc đua thuyền dân gian ở Cảnh Hiên hoàng triều, nhưng đây là lần đầu tiên họ xuất hiện trong cuộc thi của hoàng thất. Chỉ có điều nàng vẫn còn trẻ, rất thích những điều mới lạ, vị Tấn Vương phi này nàng cũng chưa gặp bao giờ.

“Bản cung sẽ bẩm báo Hoàng thượng rồi quyết định sau”

Tiếp đó, Thượng thực cục trình thực đơn cho bữa tiệc Đoan Ngọ sắp tới, hình dáng bánh chưng năm nay thế nào, nhân bánh cần thứ gì đều phải đợi Hoàng đế quyết định. Sau khi người quyết định xong, sẽ có một lượng lớn đầu bếp được gọi vào cung để làm bánh suốt đêm cho kịp yến hội.

Đồng Hề day trán, những chuyện này không thể đợi đến mồng Một tháng Năm mới xin Hoàng thượng quyết định một thể, mà điều nàng sợ nhất chính là đi gặp Thiên Chính Đế.

Do dự hồi lâu, dưới sự thúc giục của Tề Vân cô cô, nàng mới tới Hàm Nguyên điện khấu kiến người. Sau khi bãi triều, phần lớn thời gian người đều ở đây xử lí chính sự.

Đồng Hề cúi đầu, đứng đợi ngoài điện một lúc, Giang Đắc Khải mới đi ra.

“Nương nương, Hoàng thựợng mời nương nương tới Lâm Uyên đình đợi một lát!”

Đồng Hề thở phào vì Thiên Chính Đế tới muộn. Muộn được chút nào hay chút đó!

Lâm Uyên đình nằm ngay bên hồ Hàm Quang - một hồ nhỏ ở bên trái Hàm Nguyên điện. Cảnh quan ở đây đẹp vô cùng, khiến nàng đỡ căng thẳng hơn một chút.

“Quý phi tìm trẫm có chuyện gì?”

Giọng Thiên Chính Đế vọng tới từ phía sau, Đồng Hề vội vàng khuỵu gối, cúi đầu thỉnh an. Một đôi giày quý bằng gấm Cung Cẩm thêu mây màu xanh ngọc xuất hiện trước mắt nàng.

“Hoàng thượng vạn phúc! Thần thiếp tới xin ý chỉ của Hoàng thượng về hội đua thuyền rồng và dạ yến vào tết Đoan Ngọ.” Đồng Hề phải hết sức kìm nén mới có thể che giấu sự run rẩy trong giọng nói.

“Ừm!” Tất nhiên Thiên Chính Đế cũng biết rằng thực đơn dạ yến Đoan Ngọ mỗi năm đều phải được Hoàng đế xem qua. “Hội đua thuyền có chuyện gì?”

“Năm nay Tấn Vương phi lập một đội thuyền nữ xin tham gia, xin Hoàng thượng định đoạt!”

Đồng Hề lén nhìn Thiên Chính Đế, thấy gương mặt người đầy vẻ thích thú.

“Đội thuyền nữ ư, Quý phi thấy thế nào?”

đọc ngantruyen.com
Phong tục của Cảnh Hiên hoàng triều vốn rất cởi mở, không quá gò bó nữ tử, nhưng việc làm của Tấn Vương phi vẫn được cho là hiếm có.

“Có lẽ Chiêu Phi cũng cảm thấy hứng thú.”

Đồng Hề vui như mở cờ trong bụng, xem ra Thiên Chính Đế không phản đối.

“Thần thiếp cho rằng, hội đua thuyền rồng vốn được tổ chức để cầu phúc, nay Tấn Vương phi tự mình tham gia, âu cũng có lòng.”

Thiên Chính Đế gật đầu.

“Vậy chuẩn y!”

Đồng Hề lại hỏi hình dáng của bánh chưng dùng trong dạ yến Đoan Ngọ, Thiên Chính Đế chọn hình tháp, về phần nhân bánh thì người lại do dự. Trong danh sách Đồng Hề trình lên có hai loại ngọt và mặn. Loại ngọt có hạt sen, bột đậu, hạt dẻ và mứt táo; Loại mặn có thịt muối, gà nướng, lòng đỏ trứng gà, cồi sò, nâm hương, đậu xanh và xá xíu.

“Chiêu Phi thích đồ ngọt, chọn hạt sen đi! Thái hậu thích nhân nấm hương.” Thiên Chính Đế từ từ chọn mấy loại.

“Quý phi thích vị gì?” Thiên Chính Đế bỗng ngẩng đầu hỏi.

Hôm nay Đồng Hề mặc bộ cung trang nhiều lớp màu xanh nhạt, lớp vải trước ngực màu trắng như tuyết thêu hoa cúc màu vàng sẫm. Vì là đầu hè nên nàng ăn mặc nhẹ nhàng hơn hẳn khiến vóc dáng xinh đẹp càng trở nên tuyệt mĩ. Ở giữa trán còn được điểm tô bằng món đồ trang sức hình mẫu đơn Kim Địa khiến hình ảnh của nàng trong mắt Thiên Chính Đế quả là hoa nhường nguyệt thẹn.

Đồng Hề cúi đầu đáp:

“Vị nào thần thiếp cũng thích.”

Bình thường người trong cung không dễ dàng để lộ sở thích của mình, Đồng Hề và Thiên Chính Đế cũng vậy, đó đã là thói quen rồi. Thế nhưng khi nghe Hoàng thượng hỏi vậy, nàng bỗng cảm thấy trong lòng ấm áp, có lẽ vị trí của nàng vẫn khá vững.

“Lui xuống hết đi!” Dù đã vào đầu hạ nhưng giọng Thiên Chính Đế vẫn lạnh như băng.

Tim Đồng Hề thắt lại, nàng đành để Huyền Huân và Thúc Bạch lui xuống. Cả ngôi đình giờ chỉ còn lại mỗi nàng và Thiên Chính Đế. Khi nhớ lại kí ức không hay, nàng bỗng căng thẳng.

“Năm nay thược dược nở sớm quá!”

Nàng đành thất lễ, quay lưng lại với Thiên Chính Đế, đi ra khỏi Lẩm Uyên đình, giả vờ rằng mình vô cùng yêu thích đóa thược dược trắng nở rất sớm kia.

Nghe thấy tiếng bước chân của Thiên Chính Đế ngày càng gần, Đồng Hề tưởng như mình sắp nghẹt thở.

“Trẫm cứ tưởng Quý phi xưa nay chỉ yêu mẫu đơn, không ngờ cũng thích cả thược dược. Người xưa ví mẫu đơn là hoa vương, thược dược là hoa tướng, không biết Quý phi có thể làm một bài thơ về thược dược không?”

Thiên Chính Đế đưa ngón tay miết cánh hoa thược dược trắng.

Đồng Hề không biết tại sao mình lại đỏ mặt. Nàng vội vàng lấy lại bình tĩnh, nhớ tới những đóa mẫu đơn đã sớm tàn, lại nhìn đóa thược dược trước mắt, bỗng có cảm hứng làm thơ.

“Rỗi tới đình trúc ngắm

Ngỡ lạc lên thiên đường

Lá đã ngả xanh đậm

Hoa mới nhú nụ hồng

Hương lan tỏa khắp chốn

Đào hoa thẹn không bằng

Mỗi khi mùa hạ đến

Phố phường ngát hương thơm." (*)

(*) Bài thơ Thược dược của tác giả Phan Hàm.

Thiên Chính Đế cau mày.

“Không ổn!”

Đồng Hề sửng sốt ngước mắt lên. Bài thơ này hơi buồn, phải chăng Hoàng thượng cho rằng đó là điềm không lành? Nàng thấp thỏm chờ đợi.

“Trẫm cảm thấy nên đổi thành” Vội tới đình trúc ngắm “sẽ hợp hơn.”
Đồng Hề thắc mắc không biết mình có nghe lầm không. Thiên Chính Đế đang đùa với nàng đó ư? Nàng quả quyết rằng Thiên Chính Đế lạnh lùng sẽ không làm vậy. Nàng bỗng bối rối không biết làm sao, hai gò má lại bắt đầu ửng hồng.

"Hôm qua Chiêu Phi cũng làm một bài thơ về thược dược:

Xuân sang ưu ái tặng thược dược

Tội chi đố kị mẫu đơn kia

Vụ mùa lúa mạch gặt được mấy

Cốc Vũ se lạnh có đáng chi

Bao lần gió nổi vì đố kị

Sương kia cũng muốn cánh hoa tàn

Chỉ có phù dung xứng bầu bạn

Cách đôi dòng nước mãi ngắm nhìn (*)

(*) Bài thơ Thược dược cúa Vương Trinh Bạch.

Trẫm cảm thấy hai câu "Bao lần gió nổi vì đố kị, Sương kia cùng muốn cánh hoa tàn" diệu hơn "Hương lan tỏa khắp chốn, Đào hoa thẹn không bằng" nhiều, Quý phi nghĩ sao?"

Đồng Hề không hiểu tại sao lúc này Thiên Chính Đế lại nhắc tới Chiêu Phi, đã vậy hôm nay còn nhắc tới mấy lần, lẽ nào người không sợ nàng nổi cơn ghen đi hãm hại sùng phi của người?

“Dùng gió và sương để tôn lên vẻ đẹp của thược dược, quả là hiếm thấy, Chiêu Phi thật tài hoa!”

Đồng Hề nhớ tới bài thơ tả mẫu đơn của Chiêu Phi mấy hôm trước, bụng thấy buồn cười, nhưng vì đang ở ngay trước mặt Thiên Chính Đế nên không tiện nói gì. Nàng thật lòng chua từng đố kị với nàng ta.

'Thế nhưng bài thơ Chiêu Phi làm mấy hôm trước tả thược dược quá yêu mị, nay xem ra thơ của Quý phi chân thực hơn. Dùng hai câu "Hương lan tỏa khắp chốn, Đào hoa thẹn không bằng" này để tả mẫu đơn trên người nàng lại càng diệu hơn nữaa." Thiên Chính Đế nói, nhìn chăm chú đóa mẫu đơn ở giữa trán Đồng Hề.

Đồng Hề tròn mắt. Hoàng thượng đang ve vãn nàng đó sao? Nàng chưa từng nghĩ rằng những ngôn từ như thế lại có thể thốt ra từ miệng Thiên Chính Đế, đã vậy gương mặt người vẫn tỏ vẻ rất chính trực, như đang nói chuyện hiển nhiên vậy. Nhưng cái khó là nàng không bao giờ biết được người đang nghiêm túc hay đang nói đùa.

Nàng lùi lại nửa bước, cúi đầu, đang là ban ngày ban mặt, lại ở bên ngoài, đâu phái là đang ở trong thư phòng của người...

Lúc vai nàng bị ghì xuông, nàng liền biết mình đã đoán đúng.

“Hoàng thượng, chuyện... Chuyện này vi phạm gia huấn của tổ tiên, huống chi... Huống chi...”

Đồng Hề đã lùi tới bên bụi hoa, không thể lùi hơn được nữa.

Nàng chỉ nghe thấy tiếng vải bị xé toạc, hơi lạnh bao quanh lồng ngục, dầu cho lễ giáo dạy nàng rằng lúc này phải xẵng giọng trách mắng và khuyên nhủ Hoàng dế, nhưng nàng không có cái gan đó. Người này cho nàng cái ăn, cái mặc, cho nàng vinh hoa phú quý. Nàng là người có tham vọng, không phải kẻ vô dục vô cầu.

Đồng Hề đỏ mặt, cắn môi, không muốn để người khác nghe thấy. Nếu để người khác bắt gặp, nàng sẽ nhục nhã tới nỗi không còn mặt mũi để sống tiếp. Nàng hận Thiên Chính Đế, người chưa từng xem nàng như một phi tử, chưa từng dành cho nàng sự tôn trọng mà nàng đáng được hưởng. Nàng phải cố gắng lắm mới có thể ngăn những dòng nước mắt đau đớn và tủi nhục tuôn trào.

Cuối cùng, khi cảm nhận được Thiên Chính Đế sắp kết thúc, nàng mới thấy thoải mái hơn, rồi cứ thế lịm đi.

Nàng không rõ Thiên Chính Đế đi từ lúc nào, chỉ biết rằng khi đầu óc nàng tỉnh táo lại là lúc Huyền Huân và Thúc Bạch hoảng sợ gọi “Nương nương”. Đồng Hề ngồi bật dậy, nhìn hai thị nữ đã theo nàng nhiều năm.

“Quên chuyện hai ngươi thấy ngày hôm nay đi! Nếu để lộ ra ngoài, đừng mong sống nữa!” Đồng Hề nổi giận đe dọa. Nàng hận tất cả, nàng không thể chịu đựng nổi nếu người khác biết chuyện.

“Nương nương!” Trong đôi mắt của Huyền Huấn và Thúc Bạch chỉ có những giọt nước mắt đau xót.

Thúc Bạch mặc cho Đồng Hề bộ váy áo đã chuẩn bị từ trước rồi dìu nàng vào trong đình. Huyền Huân và Thúc Bạch liếc nhìn nhau, xem ra Quý phi nương nương đã có dự cảm từ trước nên mới bảo hai người mang theo một bộ y phục nữa

Đồng Hề trở lại Đồng Huy cung trong trạng thái vô cùng mệt mỏi và đau đớn. Nàng đuổi hết cung nhân, chỉ tắm một mình trong bể nước nóng hòng rửa sạch nỗi ô nhục. Nàng chấp nhận mọi thứ, tất cả là vì hương tiêu chỉ có ở riêng Đồng Huy cung này, vì vô số hoa phục mĩ thực, vì những bộ trang sức lấp lánh đầy mê hoặc và vì cảm giác ưu việt hơn những nữ tử khác

Nàng không oán hận.

Sau khi tắm xong, nàng tựa nghiêng trên giường.

“Hôm nay muội muội có gặp Hoàng thượng không?” Quân Đào không nhẫn nhịn nổi mà xông vào.

Đồng Hề nhíu mày, không ngờ Quản Đào trông có vẻ thanh tao, cao ngạo không gì sánh bằng kia khi gặp Thiên Chính Đế lại sốt ruột tới vậy.

“Có!”

“Vậy...”

Cái vẻ muốn nói lại thôi của Quản Đào khiến Đồng Hề thấy bực bội.

“Sắp đến lễ Đoan Ngọ, Hoàng thượng vô cùng bận rộn, tỷ tỷ đừng nóng vội, mồng Một hằng tháng Hoàng thượng tất sẽ đến cung của ta, khi đó ta nhất định sẽ thu xếp cho tỷ tỷ.”

Dù không bằng lòng nhưng Quản Đào cũng chẳng còn cách nào khác. Nàng ta không tin Thiên Chính Đế có thể quên nàng ta. Cung nữ của Thái hậu nói Quý phi có ý muốn Hoàng thượng chỉ hôn cho nàng ta. Nàng ta nghĩ, xem ra vị muội muội này chưa chắc đã thật lòng muốn giúp mình.

Đồng Hề nhìn thấy vẻ băng giá lướt qua trong ánh mắt của Quản Đào. Sau khi nàng ta đi, nàng bèn gọi Tề Vân vào.

“Cô cô, gần đây có người đặc biệt nào tiếp cận đại tỷ không?”

Tề Vân lập tức đáp:

“Có một hôm thị nữ Cẩm Tú của Thái hậu có nói vài câu với Dung Yên, thị nữ của Quản Đào tiểu thư lúc họ gặp nhau ở Ngự hoa viên.”

Đồng Hề mỉm cười, không cần nghe nội dung nàng cũng có thể đoán được mục đích của Độc Cô Viện Phượng. Hôm đó, ả ta chủ động nhắc tới hôn sự của Quản Đào, hẳn là để gây chia rẽ, khiến Quản Đào tưởng rằng nàng giấu giếm nàng ta, định đuổi nàng ta ra khỏi cung.

“Nương nương, người có cần nô tì theo dõi Quản Đào tiểu thư không?”

“Không cần, mồng Một Hoàng thượng sẽ tới Đồng Huy cung, trước hết hãy xem Quản Đào có được sủng ái không đã rồi tính tiếp.”

Đồng Hề thấy mấy hôm nay Thiên Chính Đế không hề hỏi thăm Quản Đào nên cũng không muốn phí sức lực để rồi tự biến mình thành trò cười.

Trong không khí bận rộn chuẩn bị cho lễ tết, thời gian thấm thoắt trôi qua, chẳng mấy chốc đã đến ngày mồng Một tháng Năm.

Hôm nay là ngày có ý nghĩa với tất cả mọi người trong cung. Tết Đoan Ngọ đã chính thức bắt đầu. Cung nữ có thể trang điểm, ăn vận những bộ đồ rực rỡ mà thường ngày không dám. Tề Vân và các cung nhân đã chuẩn bị cho chủ nhân những dải lụa ngũ sắc từ rất sớm. Vừa ngủ dậy Đồng Hề đã sai người đem những dải lụa ngũ sắc mang ý nghĩa trường mệnh này tặng cho chủ tử của các cung. Mọi người đều tin vật này có khả năng trừ tà và xua đuổi vận xui.

Khi phi tần từ tam phẩm trở lên tới thỉnh an Đồng Hề, nàng theo lệ thưởng cho họ một số vật dụng trừ tà như chiếc lá làm bằng phỉ thúy, Quỳ Liễu ngũ sắc, thoa phù (*), vân vân...

(*) Trang sức trừ tà chuyên dùng trong tiết Đoan Ngọ.

Mộ Chiêu Văn là phi tần tới đầu tiên.

“Đây là túi hương thần thiếp làm, kính chúc nương nương mãi mãi bình an!”

Đồng Hề nhìn ngắm chiếc túi, trùng hợp thay đúng là hình hoa mai mà nàng yêu thích, bên trên còn thêu hoa văn Phượng Vũ Cửu Thiên, xem ra Chiêu Phi rất để ý tới nàng.

“Chiêu Phi muội muội quả là có lòng!”

Dù Chiêu Phi có thật lòng hay không thì Đồng Hề cũng cảm thấy cách hành xử và tài văn chương của nàng ta không có điểm nào đáng chê, hoàn toàn khác những kẻ ngu xuẩn được ân sủng vài bữa đã không biết trời cao đất dày là gì.

Nàng bỗng liên tưởng tới bài thơ về mẫu đơn và thược dược, xem ra cô gái trước mắt cũng là người thức thời. Khi mẫu đơn nở, mẫu đơn đẹp nhất. Thược dược yêu mị vô hạn, khi thược dược nở, không cần ngưỡng mộ mẫu đơn.

Đồng Hề lại càng đề phòng Mộ Chiêu Văn hơn. Loại người này tuy không tỏ vẻ thanh cao nhưng lại là kẻ sống dai nhất trong hậu cung. Nàng nào biết, Mộ Chiêu Văn từ thời hiện đại tới đây nhưng không phải bài thơ nào của cố nhân nàng ta cũng nhớ, nàng ta chỉ chọn bài duy nhất mình nhớ được chứ không hề nghĩ tới những chuyện về sau.

Đồng Hề thưởng cho Mộ Chiêu Văn rất nhiều.

Muộn hơn một chút, khi thái giám hô “Hoàng thượng giá lâm”, toàn thể Đồng Huy cung mới rảnh rỗi hơn, phần lớn cung nữ được Đồng Hề ân chuẩn cho tới hồ Thái Dịch ngắm thuyền rồng và hoa đăng, hạ nhân ở lại không nhiều.