Những bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chương: Những bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh Thư từ Ấn Độ (17-3-1928)




Người viết: Chủ tịch Hồ Chí Minh



Trước khi Uỷ ban Ximông (1) tới, Chính phủ ấn Độ đã cho ban hành điều 144 của Hình luật, cấm những cuộc biểu tình hay rước xách, phân phát truyền đơn, dán áp phích nhằm tổ chức lễ Háctan (tổng bãi công và quốc tang) và tẩy chay Uỷ ban.

Về phần mình, các ông hiệu trưởng đã báo rằng, mọi sinh viên vắng mặt tại trường trong thời gian lễ Háctan đều bị nghiêm trị.

Tất cả các lực lượng quân sự và cảnh sát đều được huy động; Có những kẻ chuyên khiêu khích đã được cử đi khắp nơi để ca ngợi Uỷ ban và phỉ báng Háctan.

Để đáp lại những hành động khiêu khích đó, “Đại hội toàn ấn” 2 kêu gọi các sinh viên và công chức hãy bỏ trường và bàn giấy, các thợ thuyền hãy đình công, các khách sạn, quán cơm, nhà hát, rạp chiếu bóng hãy đóng cửa, tất cả các công dân hãy đến dự lễ Háctan với lá cờ đen và treo quốc kỳ ở khắp mọi nhà.

Không những các tổ chức tiến bộ mà cả những tổ chức của tư sản như các hội bảo hiểm, các phường thương nhân, các phòng thương mại, v. V. Đều đáp lại lời kêu gọi này.

Phụ nữ Mađrat hội họp ở Gokhale và ra một lời kêu gọi, kết thúc bằng câu: “... Ta phải tỏ cho thế giới biết rằng cả nước một lòng, chỉ có một nền độc lập hoàn toàn mới thoả mãn được dân tộc”.

Ngày 3 tháng 2, khi các thành viên của Uỷ ban lên bờ, họ được đông đảo dân chúng mang cờ đen đón tiếp và những bǎng vải đỏ với các dòng chữ “Hoan nghênh khách đến”, “Ximông cút đi”, “Đả đảo đế quốc Anh!”, v. V..

Trong thành phố, giao thông bị đình trệ hoàn toàn, thợ thuyền bỏ nhà máy biểu tình trên các đường phố. Họ tập trung tại đại lộ Phôrát thành một cuộc mít tinh khổng lồ, đốt hình nộm của Bandin, Ximông và Mắcđônan 1.

Dù các ông hiệu trưởng có đe dọa đi nữa thì l0.000 sinh viên cũng vẫn tham gia biểu tình. Cảnh sát bắt tay vào hoạt động. Hơn 80 người bị thương, trong đó nhiều người bị thương nặng, và độ một trǎm người biểu tình bị bắt.

Ở Bombay, Mađrat, Amêđabat, v. V., tất cả các công sở đều đóng cửa, mọi việc đều bị dừng lại. Tại những trung tâm lớn có những cuộc mít tinh đông đến 50.000 người. Nhiều tốp lính và cảnh sát vũ trang canh gác những địa điểm chiến lược trong các thành phố, ô tô bọc thép tuần tiễu trên đường phố. Ở Mađrat, cảnh sát nổ súng vào những người biểu tình, hai người chết và bị thương độ 20 người.

Các quan toà tại Toà án Mađrat buộc phải đình các phiên xử. Ông cố vấn của Chính phủ đang đi chơi bằng ô tô bị giữ lại, xe của ông ta bị lật và đốt cháy.
Chưa bao giờ – ngay cả trong thời kỳ mà phong trào bất hợp tác theo chủ trương của Gǎngđi lên tới tột đỉnh – tinh thần của đất nước sôi động đến mức đó. Nữ tiến sĩ Bidan, một cụ bà bảy mươi tuổi người Anh, trở thành một người dân tộc chủ nghĩa ấn Độ đầy

Nhiệt tình, rất tích cực trong phong trào dân tộc và được nhân dân ấn Độ rất yêu mến, đã đưa ra lời kêu gọi vang dội: “Hỡi những người con của ấn Độ! Hãy đứng lên và đoàn kết lại! Tổ quốc cần đến tất cả các người!”.

Phong trào sôi động đó đã buộc Ximông và những đồng sự của y trong Công Đảng phải lùi bước. Ngay khi tới, Chủ tịch Uỷ ban đã công bố là đồng ý cho phép có một “Joint Free Conference” (Hội nghị tự do của đông đảo quần chúng). Nhưng các lãnh tụ ấn Độ cương quyết đáp lại: “Chúng tôi chẳng liên quan gì với Uỷ ban Ximông, dù ở thời kỳ nào và dưới hình thức nào”. Mặt khác, ông Kale, thành viên của Hội đồng Lập pháp Bombay, đã đưa một kiến nghị nhắn ông Thống đốc báo với Chính phủ Anh rằng: “Hội đồng chẳng có một chút tín nhiệm nào đối với Uỷ ban Ximông... Và cũng chẳng muốn liên quan gì với Uỷ ban...”.

Trong một cuộc mít tinh lớn, ông tổng thư ký Uỷ ban tỉnh Bombay của Đại hội toàn ấn đề nghị một chương trình hoạt động:

A) Tẩy chay hàng hoá;

B) Tổ chức thanh niên trong nước;

C) Từ chối trả thêm thuế đất;

D) Tổ chức quân đội của nhân dân và các binh đoàn tình nguyện;

E) Nếu có chiến tranh, không cho nước Anh một người, một xu!

WANG

———————————

Tập san Inprekorr, tiếng Pháp, số 28, ngày 17-3-1928