Những bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chương: Những bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh Thư gửi các đồng chí Liên Xô (28-2-1930)




Người viết: Chủ tịch Hồ Chí Minh



Ngày 28-2-1930

Các đồng chí thân mến,

Người An Nam, nhất là những người lao động, muốn biết nước Nga. Nhưng các sách báo cách mạng đều bị pháp luật hà khắc của đế quốc Pháp nghiêm cấm. Hơn nữa, công nhân và nông dân An Nam phần lớn không biết chữ. Những người có học chút ít không biết thứ tiếng nào khác ngoài tiếng An Nam. Nhiệm vụ của chúng tôi là phải nói với họ về Tổ quốc đó của giai cấp vô sản như thế nào. Để làm việc này tôi có ý định viết một quyển sách, – bằng tiếng An Nam, đương nhiên – dưới hình thức: “Những kỷ niệm về cuộc du lịch của tôi”. Tôi mong rằng nó sẽ sinh động, hấp dẫn, dễ đọc và có nhiều mẩu chuyện. Đây là Đề cương của tôi về cuốn sách đó.

I. TRƯỚC CÁCH MẠNG

1. Điều kiện sống của công nhân và nông dân.

2. Các tổ chức cách mạng, công tác và sự hy sinh của các tổ chức đó.

3. Sự chuẩn bị cho cuộc cách mạng.

4. Công tác bí mật của R. K. P.

II. TRONG CUỘC CÁCH MẠNG

1. Cách mạng bắt đầu.

2. Đảng và các công đoàn.

3. Nông dân, sinh viên, phụ nữ, nhi đồng tham gia cách mạng.

4. Những khó khǎn do bọn đế quốc gây ra, bọn phản cách mạng Nga, nạn thiếu đói, và sự anh dũng cách mạng.

5. Sự phát triển dần dần của đất nước Xôviết.

6. Chủ nghĩa cộng sản thời chiến 2 (đời sống thực).

III. NGÀY NAY

1. Tổ chức Chính phủ Xôviết.

2. Điều kiện sống của công nhân, nông dân, binh lính, phụ nữ, sinh viên, nhi đồng, phụ lão, v. V.. Đại học công nhân, trường Đảng, v. V..

3. Đời sống trong các nhà máy, trại lính, trường học (giáo dục, giải trí, nghỉ hè, v. V.).

4. Hôn nhân và nhà ở.
5. Các hợp tác xã.

6. Phú nông và con buôn.

7. Vấn đề ruộng đất.

8. Kết quả của chính sách kinh tế mới 3 và của kế hoạch 5 nǎm.

9. Quốc tế cộng sản 4, Quốc tế Công hội 5, Quốc tế Nông dân 6 (số hội viên và các nước tham gia).

10. Rạp hát, bệnh viện, nhà trẻ, v. V..

11. Số liệu so sánh (1914-1930) về:

A) số tổ chức công nhân và nông dân, thành viên của các tổ chức này;

B) về số trường học và số học sinh;

C) về bệnh viện và các cơ quan xã hội khác;

D) số công nhân và nông dân biết chữ;

E) sản xuất trong nước.

V. V., v. V..

Bây giờ có hai vấn đề được đặt ra:

1. Tài liệu: Tôi không có gì cả. Tôi đề nghị các đồng chí cung cấp cho tôi tài liệu bằng tiếng Pháp hay tiếng Anh. Gửi đến cho Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đề ngoài bì: Gửi ông Vícto Lơbông, 123 – Đại lộ Cộng hoà, Pari, Pháp, với câu ghi: “Nhờ chuyển ngay tức khắc”.

2. Việc in: Ở đây chúng tôi chỉ có poly-copie nên chỉ có thể in nhiều nhất là một trǎm bản. Chữ cái Việt Nam giống như chữ cái Latinh với một số dấu phụ, ví dụ: A à á â ạ ã, v. V., khi viết xong cuốn sách, chúng tôi có thể in ở nơi các đồng chí được không?

Tôi tin tưởng ở đồng chí về mặt tài liệu cũng như về những lời khuyên cần thiết. Hãy trả lời cho tôi theo địa chỉ trên.

Lời chào cộng sản anh em

NGUYỄN ÁI QUỐC

——————————

Bút tích tiếng Pháp, bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh.