Hồn Thuật

Chương 26: Âm thầm một huyền thoại




Hoàng hôn buông xuống, đoàn thuyền hơn sáu trăm chiến thuyền lớn của nhà Tống từ từ tiến vào khúc sông Đông Kênh. Đầu tiên là đoàn người cá với số lượng hơn ba ngàn đi trước phong tỏa một diện tích sông rộng lớn kéo dài hơn ba km và cách đoàn tàu của quân Tống gần năm km. Đi đầu của đội thuyền là hơn một trăm thuyền chiến tiền phong, tiếp đó là hơn bốn trăm thuyền trung quân. Đi sau cùng là đội vận chuyển lương của thủy quân Tống.

Văn Lục lúc này đứng trên một chiếc thuyền nhỏ sâu trong bãi lau bên phải con sông, bên cạnh là Vân Nhi, Ngọc Thanh và tướng quân Kế Nguyên. Mọi tình huống của cả thủy quân Đại Việt và thủy quân Tống đều nằm trong phạm vi linh thức của hắn. Thủy quân Đại Việt tổng cộng bây giờ là một vạn tám ngàn quân chia đều ra hai bên bờ sông, mỗi bên chín ngàn quân.

Có một điều lạ là chuyến này thủy quân tống không có một sự trợ giúp nào của người tu chân. Có lẽ triều đình nhà Tống chỉ mời được vài người tu chân tới trợ giúp trong các vụ thích khách trước. Trong đội thủy quân của Tống Văn Lục cũng phát hiện ra hơn một ngàn người có khí công, là giang hồ Trung Nguyên được triều đình Tống lôi kéo tới. Văn Lục cũng không quan tâm những người này lắm, chiến đấu trong sông nước thì hơn ba ngàn người cá bơi phía trước kia còn nguy hiểm hơn mấy người giang hồ này.

- Người cá đi trước đội thuyền khoảng bao nhiêu trượng?

Kế Nguyên tướng quân nãy giờ đứng lặng im bên cạnh Văn Lục bỗng nhiên hỏi. Văn Lục nhìn về phía lòng sông trả lời:

- Khoảng gần một ngàn trượng.

Nghe thấy thế, ánh mắt tướng quân thoáng lóe lên tinh quang, miệng thốt lên:

- Tốt…tốt!

Văn Lục quay lại nhìn tướng quân thắc mắc: “Tốt cái gì mà tốt? Cái đội người cá đó mà không giải quyết nó sẽ giống như một cái mũi thương đâm thủng phòng tuyến dễ như trở bàn tay. Còn nếu đem quân ra tập kích bọn chúng thì đại quân Tống phía sau ồ ạt lên, có ngang quân cũng khó đánh nổi huống chi quân ta chỉ bằng non nửa số lượng quân địch”. Văn Lục đọc nhiều truyện và sách nhưng nói chung khâu áp dụng những lý thuyết đó vào thực tiễn thì không phải ai cũng làm được. Hắn cũng không ngoại lệ. Không kìm được thắc mắc Văn Lục quay lại hỏi Kế Nguyên tướng quân.

- Người cá đã vào phạm vi mai phục! Chúng ta toàn quân xuất động tiêu diệt bọn chúng chứ? Với mười tám ngàn người của chúng ta tiêu diệt bọn chúng chắc không có vấn đề gì! Đánh nhanh rút nhanh là được.

Kế Nguyên tướng quân vội xua tay:

- Không…không được, không thể làm thế! Người cá ở sâu dưới lòng sông, muốn đánh bọn chúng thì chúng ta phải lặn xuống. Nếu chúng cố tình cả đội quay ngược lại đội thuyền thì chúng ta cũng chẳng kịp giữ chân chúng. Vậy chẳng phải chúng ta phơi mặt ra, mất đi tính bất ngờ sao?

Văn Lục cũng ngẩn người, vì cái “tính bất ngờ” của tướng quân mà gần hai vạn thủy quân Đại Việt mai phục sâu trong bãi lau sậy hai bên dóng bờ sông nằm im không nhúc nhích trên thuyền. Muỗi đốt, đỉa cắn, cá nhai cũng không dám đập. Văn Lục khâm phục không thôi, dựa theo như lời Kế Nguyên nói là thủy quân của ông nếu trong quá trình mai phục thì khi bơi, dao động sóng trong nước cũng không được lớn hơn con cá nửa kg quẫy đuôi.

Nghe xong Văn Lục cũng há hốc mồm, không tin nổi. “So với người cá còn muốn đỉnh hơn”. Người cá sinh ra hoạt động trong nước chính là bản năng, nhưng con người mà huấn luyện được tới mức đó thì quả là kinh khủng.

Thủy quân của Kế Nguyên tướng quân chia làm hai loại. Một loại là “thượng quân” chuyên đánh trên thuyền, kỹ năng phải tinh thông bắn cung, phóng hỏa, thương thuật, đặc biệt là phải thiện nghệ việc nhảy nhót, phi qua giữa các thuyền.

Loại quân thứ hai chính là hạ quân, đạo quân này chỉ chiếm một phần ba số thủy quân. Kỹ năng mà đạo quân này phải “cực kỳ” thông thạo là…” nín thở”. Văn Lục mới đầu tới thủy quân nghe tới kỹ năng này cũng cười cười. Hắn cũng chỉ nghĩ những người “đục khoét” thuyền này nín thở chắc khoảng mười hai mươi phút cũng đủ đục mấy cái thuyền rồi.
Nhưng mà khi hắn nhìn thấy người trong đội hạ quân này thực hiện kỹ năng nín thở hắn cũng không khỏi trợn tròn mắt. Người đầu tiên ngoi lên mặt nước thở cũng là sau một giờ hai mươi phút sau khi lặn xuống. Còn mấy người ngoi lên sau cùng toàn trên hai giờ cả, thậm trí cái lão đội trưởng của hạ quân này còn thoải mái lượn lờ dưới lòng sông ba giờ mười lăm phút.

Vân Nhi thấy cảnh đó cũng không khỏi tiến lại gần nghiêng nghiêng ngó ngó đội trưởng xem hắn có giấu cái “mang” ở góc nào trên người không. Ngoại trừ trong cái khố không nhìn thấy còn lại đội trưởng nọ như người bình thường … quả là biến thái.

Tướng quân Kế Nguyên nói rằng bọn họ có “thuật kỹ” riêng. Cái gọi là thuật kỹ chính là do mấy lão bất tử cải tạo ra cho người bình thường tu luyện và mỗi “ngành” đều có thuật kỹ riêng do chính những người bình thường đó qua các đời dần dần cải tọa trở thành đỉnh cao.

Lúc này đã nhá nhem tối, thời tiết tháng hai âm lịch, trời cực kỳ lạnh. Vân Nhi và Ngọc Thanh mặc dù là tu thuật giả nhưng mà nhúng chân xuống nước cũng vội vàng rút lên. Nhưng là thủy quân mai phục của Đại Việt vẫn không hề gây ra một tiếng động. Kỷ luật cùng quyết tâm thật kinh người. Quả đúng như lời khen của Kế Nguyên tướng quân, đội người cá hơn ba ngàn con đi qua vùng mai phục vẫn không phát hiện ra được điều gì. Vì hai bên sông toàn là lau sậy nên người cá đi lại trong đó rất khó khăn. Chúng chỉ đi vào trong khoảng hơn hai trăm mét là trở ra. Nhìn thấy cảnh này, Văn Lục cũng không khỏi thắc mắc:
- Tướng quân, tại sao chúng ta không mai phục trên bở, thuyền nhỏ của chúng ta hoàn toàn có thể nhanh chóng vận chuyển từ trên bờ xuống sông. Hơn nữa chúng ta chỉ cần đánh đội thuyền lớn của bọn hắn, đâu nhất thiết phải tiêu diệt đám người cá đây? Bỏ cho bọn hắn đi qua là được.
Kế Nguyên tướng quân liếc Văn Lục một cái như thể nhìn một kẻ ngu ngốc đủng đỉnh đáp:
- Thứ nhất, chúng ta không thể bỏ qua đám người cá. Nếu chúng lên thượng nguồn, chúng sẽ phát hiện ra những thứ chúng ta bố trí ở trên đó. Thứ hai cái gọi là mai phục chính là có lệnh lập tức đã phải áp sát thuyền địch. Nếu ngươi khơi khơi chạy trừ trên đê xuống, ngươi có biết bao nhiêu vũ khí tầm xa của bọn chúng chút xuống đầu quân ta không? Đội thuyền lớn như vậy chỉ qua hai lượt bắn tên thôi, quân ta sẽ toàn diệt. Hơn nữa, ngươi coi thám báo của bọn họ chỉ để làm cảnh thôi sao? Chúng ta mai phục dưới sông là đánh vào tâm lý chủ quan của bọn chúng. Bọn chúng cứ nghĩ có đội quân người cá thiện nghệ thì có thể dò xét toàn bộ con sông. Nhưng mà bọn họ quá khinh thường chúng ta. Hừ…

Văn Lục nghe xong xấu hổ đỏ mặt, giơ tay xoa xoa mũi. Quả nhiên mình còn rất ấu trĩ, còn phải học tập nhiều. Tướng quân nể Văn Lục là tu thuật giả nếu không, hắn cũng chả buồn thèm giải thích. Nghe Kế Nguyên tướng quân nói Văn Lục mới nhớ bên trên khúc sông Như Nguyệt, quân ta vẫn đang mải miết đóng cọc dưới lòng sông.
Đợi cho đoàn người cá đi qua, tiếp theo là đội quân tiền phong. Linh thức của Văn Lục vẫn đang phóng ra từng phút nói rõ tình huống cho tướng quân, bất quá bộ dạng của vị tướng quân này vẫn dửng dưng, dáng vẻ như ‘không thèm đánh” , đứng xem cảnh hoàng hôn vậy.
Mãi cho tới khi trung đội và thuyền trở lương của thủy quân Tống “dắt” nhau tiến vào vùng mai phục thì Kế Nguyên tướng quân mới cất tiếng:

- Lệnh cho hai cánh tả hữu mỗi bên cử ra ba ngàn “thượng quân” đứng ngoài mép bờ lau sậy, dùng nỏ bắn tên tẩm lửa tập kích trung quân của địch. Tất cả thượng quân và hạ quân còn lại bằng mọi cách phóng hỏa, đục thủng hết mọi thuyền lương cho ta.

Văn Lục nghe xong thoáng sửng sốt, tiếp đó hắn dùng linh thức truyền mệnh lệnh cho hai tướng sĩ chỉ huy thủy quân hai bên bờ sông.

“Soạt…soạt…”

Đồng thời cùng một lúc cả thượng và hạ quân đều như những mũi tên bắn ra phía đội thuyền lương của địch. Những mũi tên này được đặc chế, dù bị ngâm dưới nước, khi đốt lên vẫn bắt lửa nhanh chóng. Nhìn thấy những người thuộc “hạ quân” lặn xuống nước Vân Nhi và Ngọc Thanh cũng không nhịn được chun cái mũi nhỏ lại. Trời lạnh thế, hai nàng vừa đưa tay kéo áo chặt cho ấm, vừa lo liệu có thủy binh nào của Đại Việt chết rét không?

Văn Lục tò mò quay lại hỏi Kế Nguyên tướng quân:
- Nếu không có người tu thuật trợ giúp, tướng quân sẽ thông báo cho thủy quân hai bên bờ sông đánh như thế nào?

Tướng quân chỉ hờ hững đáp:

- Thổi kèn.

- Ách! Vậy chẳng phải đánh động quân địch sao?

Tướng quân cười to:

- Đánh rồi còn động hay không động gì nữa! Tiên sinh thật là…

Văn Lục sửng sốt, tiếp sau gãi gãi đầu ngượng ngùng. “Đúng là đánh bây giờ rồi còn giữ bí mật làm cái quái gì a”. Nếu không có tu thuật truyền âm, quân địch nghe tiếng kèn thì cũng chỉ chuẩn bị được nửa phút là cùng, chẳng ảnh hưởng gì đến tính bất ngờ.

Lúc này khoảng sáu bảy giờ, trời đã tối hẳn.
Đội thuyền trung quân của nhà Tống trải dài hơn một km đang lặng lẽ tiến về phía trước. Chỉ huy đội quân Dương Tùng Tiên đang trên chiếc thuyền lớn nhất nhíu mày nhìn bản đồ. Xung quanh chiếc thuyền chỉ huy là vài chục chiến thuyền quây lại như “quần tinh ủng nguyệt”. Từ lúc tiến vào cửa sông tới nay đoàn thuyền không gặp phải một trắc trở nào, chính vì không gặp điều gì ngoài ý muốn nên Dương Tùng Tiên mới đâm ra lo lắng. Làm sao có chuyện dễ dàng xông tới tận nhà người ta như vậy? Không lẽ đội quân bộ binh đã tiêu diệt hết đội quân chủ lực của Đại Việt rồi nên thủy quân sợ hãi trốn mất.

Đang mải suy nghĩ bỗng nhiên bên ngoài có một binh lính hô to:

- Cấp báo! Quân địch mai phục hai bên dòng sông đang bắt đầu tấn công chúng ta!

Dương Tùng Tiễn giận dữ đập tan cái nghiên mực trên bàn quát lớn:

- Khốn khiếp! Toàn là lũ ăn hại… Tình báo thế nào mà quân địch mai phục ngay sát người cũng không biết!

Dương Tùng Tiễn vội ra khoang thuyền. Chỉ thấy bên sông những ảnh lửa sáng trưng đang lao vù vù về phía đoàn thuyền. Thấy thế Dương Tùng Tiễn không kinh sợ mà lại vui vẻ, khinh thường hừ một tiếng:

- Dùng lửa sao? Trò trẻ con … đánh Ung Châu đã dùng chiêu này, giờ dùng lại, thật là không có…tính sáng tạo. Ra lệnh thuyền chiến hai bên bắn cung tiêu diệt hết bọn chúng cho ta. Còn nữa, gấp rút kêu bọn người cá ăn hại về “đục thủng” hết thuyền của chúng đi. Một nhúm người cũng dám khua chân múa tay trước mặt ta. Hừ... hừ…
Văn Lục linh thức nghe thấy Dương Tùng Tiên nói thế thì cũng sửng sốt: “Hóa ra tình báo của lão này cũng không phải bỏ đi, lão cũng biết thủy quân của Đại Việt ta chỉ có gần hai vạn quân nên không để trong mắt đây mà”

Sau vài phút bối rối, thuyền chiến hai bên cánh của nhà Tống bắt đầu bắn tên phản công. Chỉ thấy ánh lửa hai bên dóng lau sậy ít dần ít dần, thủy quân Tống sỹ khí đại trấn, hò reo truy đuổi.

Dương Tùng Tiên vẻ mặt khinh thường nói:

- Đem trứng trọi đá? Đúng là không biết tự lượng sức mình!

Đang đắc ý thì hắn bỗng thấy phía sau đoàn thuyền bỗng nhiên bừng lên cháy hừng hực. Tiếp đó là những tiếng gào thét kinh hoàng vang vọng cả đoạn sông. Dương Tùng Tiên đang không biết xảy ra chuyện gì thì thấy một bóng ảnh vọt tới, khinh không thuộc hạng nhất lưu trên giang hồ. Người nọ chưa tới đã vội hô lớn:

- Không hay rồi tướng quân! Chúng ta bị dương đông kích tây, mục tiêu của bọn chúng không phải là thuyền của ngài. Đội thuyền trở lương của chúng ta bị tập kích. Thuyền cháy và bị đục thủng rất nhiều…mong tướng quân mau mau chi viện.

Dương Tùng Tiên gào lên:

- Không truy đuổi nữa, tất cả cứu viện thuyền vận lương cho ta!

Dương Tùng Tiên gấp rút ra lệnh làm cho đội thuyền chiến luống cuống một hồi. Thuyền lớn đang xếp hàng đi theo một chiều, không phải lệnh quay đầu là quay đầu được.

Văn Lục mỉm cười giơ ngón tay cái về phía Kế Nguyên tướng quân:

- Tướng quân thực sự là cao thủ… đùa bỡn kẻ địch trong tầm tay!

Kế Nguyên tướng quân cười cười:

- Kịch hay còn ở sau … Lệnh cho toàn quân rút lui vào sâu trong lau sậy, chuẩn bị đánh cá…


Đăng bởi: