Hồn Thuật

Chương 28: Vi Nhi




Ngày mồng tám tháng một, bộ binh Tống chia thành nhiều đường nhỏ đồng loạt tấn công các tỉnh biên giới phía bắc Đại Việt. Các tướng như Nùng Quang Lâm, Nùng thịnh Đức, Sầm Khánh Tân, Vi Thủ An, Tô Mậu, Lưu Ký không biết đã lén lút thương lượng với nhau khi nào mà đều kéo nhau ra đầu hàng nhà Tống.

Ngày xưa, các tướng lĩnh phía bắc đại đa số là các vị trưởng tộc, trưởng bản, hay cai quản một vùng rộng lớn các dân tộc thiểu số. Tất cả các tướng quân thường được vua gả công chúa cho để xây dựng mối quan hệ giữa các tướng biên giới và triều đình, nhưng mà trong giai đoạn chiến tranh, bọn họ không ngại bán cả quốc gia để giữ mạng sống. Hiện tại với bọn họ, vợ con là công chúa hoàng thất hay dân thường đều như nhau.

Duy chỉ có phò mã Thân Cảnh Phúc dưới sự hỗ trợ của tượng binh do Linh Lang chỉ huy đã anh dũng chặn đánh địch ở ải Chi Lăng. Tư Kỷ là chỉ huy mũi quân Tống này. Gặp quân cưỡi voi kiên cường của Đại Việt lập tức ăn quả đắng. Trận đánh này khiến cho quân Tống cứ nghe thấy voi chiến là sợ run mật, thậm chí còn có việc vua nhà Tống sau khi giảng hòa, vì thích mấy con voi chiến cống nộp mà trả lại mấy tỉnh phía bắc cho Đại Việt.

Phò mã Thân Cảnh Phúc anh dũng cố thủ ải Chi Lăng làm Tư Kỷ đau đầu bèn sai chia quân làm hai. Đạo quân thứ hai đi vòng ra phía sau rồi dùng chiến thuật “lấy thịt đè người” mới phá tan điểm cố thủ ải Chi Lăng của phò mã. Tuy nhiên nhờ tiểu đoàn voi chiến của Linh Lang, vài nghìn người của phò mã vẫn đột phá vòng vây thoát ra ngoài rừng núi và chuyển sang đánh du kích, thỉnh thoảng lại cho quân Tống một đòn rồi rút lui làm quân của Tư Kỷ ăn ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ.

Nhờ có sự “trợ giúp” của mấy tướng sỹ phản bội của Đại Việt, quân nhà Tống với thế tiến quân như vũ bão đánh một đường từ tận biên giới đến tận phòng tuyến sông Như Nguyệt của Thái Úy mới phải dừng lại chờ thủy quân tiếp ứng.

Nhiều người tự hỏi tại sao quân Tống không đi vòng qua chỗ khác mà tiến về Thăng Long có phải sự bố trí của Lý Thường Kiệt thành công dã tràng xe cát không? Bộ binh nhà Tống định tập kết ở Ung Châu rồi theo nhiều đường qua vùng đông - bắc nước ta tiến vào Thăng Long. Kinh thành Thăng Long là mục tiêu tiến công chủ yếu của địch vì theo quan niệm chiến tranh chung lúc đó thì phải chiếm được kinh thành, bắt được vua, tiêu diệt được quân chủ lực cua đối phương mới giành được thắng lợi. Cũng theo Chu Khứ Phi, từ Ung Châu có ba đường tiến vào Thăng Long.
Con đường chính tiện lợi hơn cả là qua Bằng Tường vào Lạng Sơn rồi theo lưu vực sông Thương và vượt sông Cầu vào Thăng Long. Đó là con đường thiên lý, con đường sứ thần hai nước qua lại, gần trùng với đường xe lửa và quốc lộ 1A hiện nay. Đường này đi bộ mất 4 ngày đến Thăng Long.
Phía tây con đường chính có một đường phụ từ trại Thái Bình (thuộc Ung Châu) vào Lạng Châu (Lạng Sơn, Bắc Giang) rồi cũng phải qua sông Cầu vào Thăng Long. Đường này đi mất 6 ngày.
Một con đường phụ nữa cũng ở phía tây đường chính, từ trại Ôn Nhuận thuộc đạo Hữu Giang vào vùng Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên. Đường này quanh co, đi mất 12 ngày và cũng phải qua sông Cầu vào Thăng Long.. Lý Thái Úy quả nhiên là một tướng kiêu hùng của Đại Việt, chỉ qua một đêm ông đã tính rõ được đường đi nước bước của quân Tống và sai người lập phòng thủ ngay cái “cửa ngõ” này. Sông Như Nguyệt là một cái “hào” tự nhiên, bên bờ sông lại là dãy núi cao liên miên theo giống như thành lũy. Những chỗ nào thấp ông cho đóng cọc tre lập lũy. Dưới những bãi sông ông lại cho cắm đầy những bãi chông ngầm…

Lúc này hai quân giáp mặt, bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra đánh nhau cho nên Lý Thường Kiệt vội sai người mời Văn Lục về hỗ trợ. Mấy lão bất tử kia thì chỉ khi Lý Thái Úy nguy hiểm mới ra tay còn lại là ngồi chơi, đánh cờ…nên không có nhờ vả được gì. Có mỗi Văn Lục là hăng hái chạy đông chạy tây nên bị gọi về cứ điểm sông Như Nguyệt.

Văn Lục ra một căn phòng bên cạnh nói cho Bồn Quan trưởng lão tình hình rồi nhờ trưởng lão bảo vệ giùm tướng quân Lý Kế Nguyên nếu gặp nguy hiểm. Bồn Quan trưởng lão từ lúc đi theo thủy quân cứ ngồi trong thuyền như bức tượng vậy, đến cả động đậy cũng chẳng thèm làm Văn Lục cũng hết cách. Nhưng mà năm trưởng lão làm vậy đã là nể mặt Văn Lục và cũng hết lòng với quân dân Đại Việt rồi.

Những vị tu chân giả bên Trung Nguyên còn khó mời hơn nhiều. Triều đình nhà Tống cũng chỉ gom góp rất nhiều thiên tài địa bảo mới khiến mấy môn phái nhỏ yếu của tu chân giúp hành thích vua và trọng thần của Đại Việt. Những môn phái tu chân lớn còn không để triều đình nhà Tống vào mắt. Chính vì lý do đó mà trận thủy chiến này chẳng thấy người tu chân nào của Trung Nguyên tham gia cả.

Văn Lục tụ khí bao bọc Vân Nhi và Ngọc Thanh bay vút về phía phủ Thiên Đức, nơi tướng quân Lý Thường Kiệt đóng giữ. Nơi này trận chiến kinh điển được lưu truyền sử sách đã diễn ra. Tới đầu sông Như Nguyệt linh thức của Văn Lục trải ra thì phát hiện ở gần Yên Phụ, Thụy Lôi có hơn hai ngàn quân, chủ yếu là nhất lưu giang hồ nhà Tống hình thành mũi tấn công đã chọc thủng phòng tuyến của quân Đại Việt và đang tiến sâu về phía kinh thành Thăng Long.

- Ồh! Nhanh như vậy đã thực hiện lần tấn công thứ nhất, chọc thủng phòng tuyến rồi? Toàn nhất, nhị lưu giang hồ chẳng trách thế đánh như chẻ tre.

Từ sau trận đánh với người cá đầu tiên, tính cách Văn Lục cũng thay đổi nhiều. Hắn không còn bộp chộp như trước. Việc chiến tranh là phải có chết chóc, không thể nào toàn quân không có tổn hại như mấy tiểu thuyết YY của tàu được.

- Văn Lục ca ca…mau lại hỗ trợ đi!

Vân Nhi và Ngọc Thanh cũng phát hiện ra tình hình chiến trường đang cực kỳ bất lợi cho quân Đại Việt nên thúc giục Văn Lục.

- Vân Nhi! Muội phải luyện tới cảnh giới “núi đổ mặt cũng không biến sắc” như của ta này! Nóng vội là hỏng việc…

- Xí! Lục ca ca mặt dày…

Văn Lục ha ha cười to rồi đề thăng tốc độ, như một tia chớp xẹt ngang trời tiến về phía trận đánh xảy ra.

Ở dưới trận đánh, các binh sỹ của Đại Việt tử vong thảm trọng. Tinh binh đến đâu đối mặt với khí công tuyệt đỉnh của giang hồ Tống cũng bị giết dễ dàng.

Nhưng mà hơn hai ngàn người do hai tướng Miêu và Lý cầm đầu này cũng đang bắt đầu sợ hãi. Bọn họ tấn công quá nhanh, đánh sâu vào lòng trận địa quân địch. Luận về thực lực, hai ngàn người này dù tung hoành giữa hai vạn cũng không vấn đề gì. Nhưng mà bọn lần này đá phải thiết bản rồi, đám quân sĩ Đại Việt này hoàn toàn chỉ có duy nhất một đấu pháp… lấy mạng đổi mạng. Chém hắn đứt đôi người rồi hắn vẫn cứ ôm chặt lấy chân của địch rồi mới chết, tạo cơ hội cho đồng đội lao lên. Mà hắn chết cứng ra đấy rồi gỡ cũng gỡ không ra. Mà đồng đội của hắn lao lên cũng hoàn toàn không để ý xem địch nhân có đâm chém hắn không, chỉ lao lên hòng xiên quân địch một kích, chém quân địch một đao liền đã coi là có lời. Vô số các kiểu tấn công “tự sát” khác nhau tới tấp dồn đến phía trước.

Ban đầu hơn hai ngàn quân giang hồ Tống còn hăng máu, mỗi lần bị ôm lấy thì vận nội công chấn nổ tung xác quân Đại Việt. Nhưng mà về lâu dài thì càng lúc không ổn, đánh trận không phải đơn chiến giao tranh như trong giang hồ, hùng hùng hổ hổ dồn hết sức mà đánh. Đánh đến gần Yên Phụ thì hai ngàn quân này cũng mệt muốn đứt hơi, chân tay giã rời. Đúng lúc này:

- Ăn của lão tử một đao.
“Ầm…ầm…ầm…”

Chỉ thấy ánh đao dài hơn hai mươi mét bỗng nhiên xuất hiện bổ xuống đất tạo nên một vệt dài sâu tới hơn năm mét. Tất cả những quân Tống đứng trong phạm vi ba mét của ánh đao đều tan thành thịt vụn.

Quân Tống kinh hoàng, trong khi quân Đại Việt sau khi ngẩn ngơ thì gào thét lên vui sướng.

- A! Văn Lục tiên sinh tới rồi. Cuối cùng tiên sinh cũng tới!

- Anh em! Văn Lục tiên sinh tới trợ giúp chúng ta! Tất cả xông lên đánh cho chúng không còn manh giáp…

Ở góc kia còn có binh sỹ nước mắt vòng quanh thì thào:

- A Long đệ đệ…Đệ không chết uổng a! Chúng ta có trợ giúp rồi! Chúng ta nhất định sẽ thắng! Đệ yên tâm mà nhắm mắt..

Nói rồi rống lên một tiếng, tất cả quân Đại Việt cũng gầm theo, sỹ khí đại trấn, ầm ầm lao lên.

Văn Lục như sát thần đi đến đâu quân Tống tan xác tới đó. Những giang hồ nhà Tống đang sợ mất mật hoảng hốt không biết chạy về phía nào, xung quanh bị binh sỹ Đại Việt chặt chém không thương tình. Tình thế cuộc chiến bỗng nhiên đảo lộn. Binh sỹ Đại Việt lúc đầu như thiêu thân lao vào lửa thì lúc này ào ào lao lên giết địch dễ dàng. Một người trấn địch, hai ngàn người run rẩy.

Văn Lục vẫy vẫy lên trời ra hiệu cho Vân Nhi và Ngọc Thanh nãy giờ mải đứng ngẩn ngơ thi thuật. Từ lúc Văn Lục tiến xuống tới giờ vẫn không tới một phút mà quân địch binh bại như núi lở, dẫm đạp nhau mà chạy về.
“Tên biết bay này không phải là người nữa rồi. Gặp hắn khó mà toàn thây. Chạy mau….”

Văn Lục cũng không phải là khát máu mà ra tay tàn nhẫn giết đến nổ tung xác. Chẳng qua đao ảnh của hắn mạnh hơn rất nhiều so với những nhất lưu giang hồ này, chạm vào ai thì tức khắc nổ tung, hắn còn chưa kiểm xoát được năng lượng trong người.

Chạy đầu tiên không ngờ là hai tướng Miêu và Lý của quân Tống. Hai người này giờ cũng chân tay run rẫy cắm đầu cắm cổ chạy. Chỉ vài phút hơn hai ngàn quân chỉ còn gần ba trăm người thục mạng chạy về.

Văn Lục đang giết “hăng say” bỗng nhiên Vi Nhi trong "Mầm Thế Giới" hét lên kinh hoàng:

- Không! Ca ca chạy mau…chạy mau đi!

Văn Lục thoáng ngẩn người tiếp đó hắn bật người nhảy vọt sang bên trái hơn hai ba mươi mét, chân chưa chạm đất thì:

“Uỳnh…”

Một tiếng nổ kinh thiên động địa, chỗ Văn Lục vừa đứng, bụi bay mù mịt. Chưa chạm đất lại bị sức ép vụ nổ đẩy vọt thêm hai mươi mét nữa.

- Ca ca…. chạy.

Tiếng Vi Nhi vẫn thét lên thảm thiết. Văn Lục không kịp suy nghĩ gì chỉ hành động theo bản năng, chân đạp mạnh xuống đất, bắn thẳng lên trời hai tay vươn ra cắp lấy Vân Nhi và Ngọc Thanh đang đứng cùng nhau rồi đề tụ khí vòng quay ngũ hành không rút đi lực lượng nào. Đang muốn bay vọt đi thì dưới chân chỗ đứng lúc này lại nổ “uỳnh… một tiếng vang vọng đẩy cả ba người lên cao hơn.

Văn Lục cũng chẳng để ý bay vút đi như tia chớp, biến mất cuối chân trời. Vòng tương sinh ngũ hành của hắn nếu không rút đi lực lượng thì chỉ sau vài giây, tương sinh ngũ hành qua được vài chục vòng, mấy lão bất tử cũng đừng mong đuổi kịp.

Văn Lục trước khi vút bay đi còn kịp nghe đằng sau một tiếng quát:

- Giết cháu ta! Còn muốn chạy?

Đăng bởi: