Thuận Minh

Chương 209: Kết thúc


"Các vị hương Lão phải trợ giúp tri châu Tào châu ồn định tình hình, sau này thành Tào Châu còn có quân tướng khác tới đóng”.

"Xin nghe đại nhân sai bảo”.

Những thân hào nông thôn nằm sấp trên đất, ngày thường ở thành Tào châu, cho dù là nhìn thấy tri châu đại nhân cũng chỉ thở dài mà thôi, bây giờ thật sự dọa cho vỡ mật. Tổng binh Tào Châu Lưu Trạch Thanh hoành hành ngang ngược đã bị chém đầu, tất cả quan binh Lưu bộ trong và ngoài thành đều bị chém rơi đầu.

Các binh lính, dựng “kinh quan” lên cầu treo, cái gọi là “kinh quan" chính là xếp đầu người thành hình kim tự tháp, về phần ngọn tháp, chính là đầu to mập của Lưu Trạch Thanh.

Mặc dù trời lạnh, nhưng mùi mấu tanh vẫn tràn ngập trong không gian, bay vào mũi những thân hào nông thôn này, rất nhiều người đều muốn nôn mửa, họ chỉ có thể cố gắng chịu đựng, quỳ trên đất, ngoài móng ngựa ra không nhìn thấy gì cả, nghe thấy đối phương sai bảo, chỉ có thể cung kính đáp lời.

“Các vị hương Lão. nhớ lấy một điều, ta vẫn là nghĩa quân thuộc hạ sấm vương. nơi này, ta còn quay lại”.

Doanh Giao châu đuổi tù binh ra khỏi thành mười lắm dặm, để mặt tản đi, không đánh truy kích, có bộ phận lớn bại binh muốn trở lại thành Tào châu, nhưng tri châu và các thân sĩ Tào châu động viên dân tráng, đã đóng cổng thành, phòng thủ nghiêm mật, các quan quân bại binh phần lớn bị chém giết, xem không còn cơ hội nào nữa tới tối cũng tản đi.

Viện quân đóng ở xung quanh muộn hơn mới tới, nhưng sau khi thấy Lưu Trạch Thanh và quan quân các cấp bị ném từ trên thành xuống, cũng không lòng dạ nào ở lại, sau khi thu dọn tàn binh, cũng vội vàng quay về nơi đóng quân.

Từ Tào Châu tới Tứ Thủy gần phủ Duyệt châu vẫn còn khá xa. Lưu Trạch Đào đang chỉ huy năm nghìn bộ binh vây đánh thành Tứ Thủy vẫn không biết tin tức ở thành Tào châu, một nghìn năm trăm người của Mã Cương trong thành, có khoảng ba trăm khẩu súng. Ba trăm khẩu súng này đánh năm nghìn người không ngừng kêu khổ.

Sau khi Lưu Trạch Đào nhiều lần bị Súng ống vây đánh, đều mặc kệ quan quân phía sau đuổi, các binh lính liều chết lùi sau. Đội quân như gánh hát rong này không có chút sĩ khí và động lực. Lưu Trạch Đào cũng biết, vốn dĩ hi vọng lính thủ thành của đối phương cũng như vậy, ai ngờ lại là cường quân, tất nhiên không để cho hơn chút lợi thế rồi.

Hơn nữa phủ Duyệt châu xưa nay phái khúm núm họ, cũng mấy lần gửi công văn phái người tới, chất vấn thành Tứ Thủy vẫn là nơi cầu viện, sao Lưu Trạch Thanh lại gióng trống khua chiêng vây đánh như vậy. Lưu Trạch Đào biết chuyện có chút không ổn, chỉ có thể cắn răng nói bọn thổ phỉ đã vào thành, đang ngoan cố chống cự.

Thực tế Mã Cương giữ thành cũng rất thoải mái, ngày đầu tiên tương đối khó khăn chút, sau ngày đầu. thân sĩ dân thường huyện Tứ Thủy đều tự tới giúp đỡ. Mọi người đều hiểu rõ một chuyện, đó là quân kỷ quan quân trong thành nghiêm ngặt, không nhiễu dân. Điều này ai cũng thấy, không ai biết rằng bên ngoài cũng là quan quân,sao lại phải vây đánh như vậy?

Nhưng dần phủ Duyệt châu đều biết binh lính của Lưu Trạch Thanh bên ngoài là đội ngũ thế nào, ngày thường chỉ làm hại dận lành bách tính, thậm chí có thể nói là đại hại ở vùng.

Lần vây đánh này, nếu sau khi phá thành, không chừng binh mã ngoài thành mượn lý do tiêu diệt thổ phỉ, trong thành muốn làm gì thì làm, tới lúc đó người người gặp nạn, tính ra, chính là giúp những binh mã tới phủ Thanh châu bảo vệ thành, tránh gặp phải tai họa.

Vốn dĩ quân Mã Cương suất lĩnh đã xây dựng công sự phòng thủ khá hoàn chỉnh ở thành Tứ Thủy rồi, binh khí của họ cũng hoàn mỹ, lại thêm sự trợ giúp của dân chúng trong thành, bảo vệ thành càng không thể xuất hiện sai sót gì.

Lưu Trạch Đào phái sứ giả tới Tào châu cầu viện, yêu cầu phái thêm người mới có thể giữ được thành Tứ Thủy. Nhưng sứ giả này lại chậm chạp không thấy hồi âm, chỉ có thể tiếp tục phái người tới. Nhưng vây thành tới ngày thứ chín, sáng sớm cả khu doanh trại còn đang nửa tỉnh nửa mê .

Mấy nghìn kỵ binh đột nhiên xuất hiện phía sau doanh trại, chém giết binh lính bên ngoài hoảng sợ không biết làm sao, xông thẳng vào trong doanh của Lưu Trạch Đào. Đao búa trong tay những kỵ binh này không cần nói, phần lớn mọi người đều có cây đuốc, chém giết châm hỏa, trong doanh trại lập tức hỗn loạn.

Bị tập kích bắt ngờ. Lưu Trạch Đào và quan quân cấp dưới hoàn toàn không khống chế được đội quân, toàn bộ tán loạn. Những binh lính, chưa bị giết chết cũng không có ý chống cự gì. liều mạng chạy như điên ra bên ngoài. tiếng chém giết, tiếng gào khóc thậm chí chấn động cả vùng gần thành Tứ Thủy. Rất nhiễu dân chúng, còn có các quan lại lớn nhỏ huyện Tứ Thủy đều lên thành quan sát. chỉ thấy khói súng mù mịt, tiếng chém giết rung trời, còn các binh lính gào khóc liều mạng chạy trốn. Tất nhiên còn có khẩu hiệu “nghĩa quân Sấm vương" rõ ràng bên tai. Tri huyện Tứ Thủy và quan lại thuộc hạ lúc này trinh trọng thi lễ với Mã Cương đứng trên đầu thành quan sát thủ bị, cảm kích nói:

“Nếu không có Mã thủ thành trượng nghĩa tới cứu viện, e là Tứ Thủy đã rơi vào tay tặc nhân rồi”.

Mã Cương khiêm tốn nói những lời khách sáo cái gì mà bảo vệ dân chúng là bổn phận của ta, nhưng trong lòng hắn lại hơi ngượng, thầm nghĩ Vương Hải và Thang Nhị quả là có phúc, ở dưới kia chém giết vui vẻ, nghĩ mà thấy vui, đó mới là bổn phận của quân nhân.

Chưa tới giờ cơm trưa, Lưu Trạch Đào đóng quân lâu ngày dưới thành Tứ Thủy và năm nghìn binh mã của hắn đã bị đánh cho hoàn toàn tán loạn. Lưu Trạch Đào cũng chết trong loạn quân, may mà các kỵ binh hung thần ác sát “Sấm tặc” không để ý tới thành Tứ Thủy, tản đi thẳng, biến mất khỏi tầm nhìn của những người trên đầu thành.

Tháng chạp, trên các tuyến đường từ huyện Tứ Thủy tới Tào huyện, từ đông sang tây đều có người của phủ Duyệt châu nhìn thấy đại đội Kỵ mã chạy nhanh về phía Hà Nam. Các binh mã Lưu Trạch Thanh ở Tào huyện vẫn muốn truy kích, nhưng đối phương tốc độ nhanh như vậy, không đuổi kịp nổi. Phủ Quy Đức bên Hà Nam cũng có báo cáo về hoạt động của kỵ binh sấm quân.

Phía Tào Châu lại gửi cấp báo cho phủ Duyệt châu và tuần phủ Sơn Đông, nha môn bố chính sứ nói thành Tào châu bị kẻ cướp đột nhập, Tổng binh Lưu Trạch Thanh liều chết chống cự nhưng vẫn hi sinh trong tay địch.

Vốn dĩ sau khi Tả Lương Ngọc đánh lui Trương Hiến Trung ở gần Nam Dương, phủ huyện Hà Nam cho rằng có thể yên ổn, tháng mười một và tháng mười hai, phủ Hà Nam, phủ Khai Phong, và phủ Quy Đức đều có đội quân Sấm vương hoạt động, khiến cho quan phủ, quan quân kinh hoàng.

Các hành động và dấu hiệu hoạt động của sấm quản, đều có thể ghi rõ đội quân này đường dài đánh tới Lưu Trạch Thanh, sau đó lại rút từ Sơn Đông về Hà Nam, hoặc là quay về Thiểm Tây.

Sấm tặc chưa từng vào trong Sơn Đông, lần này đường dài đánh tới rốt cuộc là vì cái gì chứ. Thời gian trước, kỵ binh của Tả Lương Ngọc phát hiện giấy thư ở Hà Nam, cuối cùng liên lạc tới bên trên. Mặc dù không chắc chắn lắm, nhưng từ đại quan triều đình tới quan lại ở Sơn Đông, đều có khái niệm mơ hồ, chỉ có điều nói ra sẽ làm mất mặt triều đình, nên mọi người đều không lên tiếng.

Ngược lại, tuần phủ tân nhiệm Sơn Đông Nhan Kế Tổ lại được triều đình ca ngợi, vì sớm đoán được, điều binh mã tham tướng phân thủ phủ Lai châu tới phủ Duyệt châu, đây rõ ràng là liệu trước tiên cơ, hành động sáng suốt.

Hơn nữa phủ Duyệt châu có một tổng binh trấn thủ, nhưng lại bị sấm tặc tung hành qua như vào chỗ không người. Rõ ràng là có lỗ hổng lớn trong phòng thủ. cho dù là Tổng binh Lưu Trạch Thanh có công hi Sinh ýì nước, tội thất trách này không thể tránh khỏi, hơn nữa thế cục không ổn như vậy, không bằng sớm phái người trấn thủ.

Lúc này, huyện lệnh Tứ Thủy và huyện lệnh Ninh Dương, các quan lại lớn nhỏ tri phủ Duyệt Châu cùng tấu lên trên, nói là trì quân Mã Cương có tổ chức, thời gian đóng ở Tứ Thủy, quân kỷ nghiêm minh, không có hành động nhiễu dân, hơn nữa đối mặt với ngoại tặc càn quấy, có cách phòng thủ. bảo vệ yên ổn cho vùng.

Chắc chắn không thể lấy chuyện quan quân công kích nhau ra nói, ngược lại Lưu Trạch Đào bộ đã bị giết tán loạn, đơn giản là bị nói là tặc nhân, có công đương nhiên được thưởng, hơn nữa sự tình khẩn cấp. ở vùng bất ổn, khởi kiến để mong ổn thỏa. tham tướng phân thủ Lai châu - Lý Mạnh có cách dẫn binh, trung thành có thể dùng tới, lệnh trấn thủ thêm hai phủ Duyệt châu và Đông Xương.

Mệnh lệnh bổ nhiệm này tới tháng ba năm mười một sùng Trinh mới có được. Trong lúc này, thái giám trấn thủ Nam Kinh - Lưu Phúc Lai và bộ binh kinh thành và ti lễ giám có công văn tới. Lý Mạnh cũng đưa ra gần một vạn năm nghìn lượng bạc, lúc này mới giành được vị trí đó.

Trận chiến xảy ra ở Tào Phủ và Duyệt Phủ, rất nhiều điểm đáng ngờ. nhưng ở Hà Nam. Hồ Quảng, Hùng Văn Xán chiếu hàng Trương Hiến Trung và đại bộ phận La Nhữ Tài. Tôn Truyện Đình và Hồng Thừa Trù sau khi đánh bại sấm quân ở Thiểm Tây, Hồng Thừa Trù lại dẫn quân truy kích đường sông, đây mới là chuyện được người ta chú ý.

Thân sĩ Tào châu một lời tuyên bố vào thành chính là sấm tặc, dù sao hô lớn “nghĩa quân Sấm vương”, người trong thành đều nghe rõ. Những người hô khẩu hiệu có thể nhìn thấy nghe thấy khắp nơi trong Duyệt châu. Hơn nữa còn cách nói khác mặc dù nực cười, nhưng rất có sức thuyết phục. Sấm tặc vào thành nhưng không nhiễu dân, cũng không có những chuyện như cướp bóc đọc đường, nếu là quan quân, tất nhiên sẽ không có hành động như vậy.

Những lý do này đưa ra, cho dù là có người hoài nghi, cũng đã xóa bỏ nghi ngờ, thầm nghĩ nếu quan quân triều đình sống mái với nhau, phú hộ trong thành Tào châu này đâu còn khả năng tồn tại, e là sớm bị tẩy rửa sạch sẽ, nhưng cho tới nay không ai nói mình bị xâm hại gì.

Lưu Trạch Thanh cũng có quan hệ tốt với mấy quan lại tây bộ trong triều xuất thân từ phủ Duyệt Châu, nhưng tan đàn xẻ nghé, người chết cả rồi, còn ai đi làm chuyện vô dụng nữa, sự việc nhanh chóng lắng xuống. ngantruyen.com