Thuận Minh

Chương 304: Bí mật bày tỏ suy nghĩ nhân sĩ tòng tặc (4)


Nhưng đối với Lý Mạnh mà nói. quả thực là lợi ích lớn, vừa rồi còn đang suy nghĩ xem làm thế nào để khiến binh sĩ của mình được trải qua thực chiến. Hà Nam bình tặc chính là cơ hội luyện binh rất tốt.


Binh mã Sơn Đông có thực lực nhưng thanh danh lại không nổi. Tôn Truyền Đình vốn có Đại công lại bị tống vào ngục, toàn bộ những việc khó bề tưởng tượng này đều hành vi của nội các học sĩ. binh bộ thượng thư Dương Tự Xương được hoàng đế Sùng Trinh tín nhiệm, mà hiện giờ vị đốc sư binh mã năm tỉnh này lại không được phong quang như ngày trước nữa rồi.


Cuối tháng mười, khi Dương Tự Xương ở Trùng Khánh từng đưa ra một giải thường đối với Trương Hiến Trung "ai có thể bắt, giết thường vạn kim, phong tước hầu", ai ngờ ngày hôm sau sau khi phát mệnh lệnh này. nha môn làm việc và trụ sở của hắn bị dân đầy giấy, bên trên biết "chém một binh lính thường ba chỉ bạc".


Nhìn thấy tờ giấy này. Dương Tự Xương há miệng trợn mắt. không còn tin tưởng người bên cạnh cùng với các hộ vệ nữa. lúc nào cũng nghi thần nghi quỷ. chuyện này ở khu vực Xuyên. Sở trở thành trò cười, ngay cả quan binh quân đội mà Dương Tự Xương thống lĩnh cũng cười nhạo không thôi.


Thống binh đánh trận sự uy nghiêm của thủ lĩnh là rất quan trọng, trước mắt Dương Tự Xương đã mất hết thể diện, quân tướng bên dưới đều ứng phó qua loa cho xong chuyện cái gọi là cục thế thối nát. dần rơi vào tuyệt cảnh chính là như vậy.


Tháng chạp năm Sùng Trinh thứ mười ba, cách tết còn có một tháng, tết là một ngày lễ quan trọng nhất trong năm. tới tháng chạp là đã bắt đầu chuẩn bị đón năm mới rồi. Bất kể là một năm khổ cực như thế nào. vất vả ra sao. đều nên nghỉ ngơi tử tế. vì một năm qua mà vẽ một chấm tròn viên mãn. và vì một khởi đầu tốt đẹp cho năm sau.


Nhưng ở Hà Nam. tất cả những điều này đều xa vời. đại tai liên tục gần mười năm; sự bóc lột của chín vị phiên vương Phúc. Chu. Triệu. Y, Trình. Đường, Đẳng và các địa chủ lớn nhỏ đối với địa phương; chiến tranh qua lại giữa Lý Tự Thành. Trương Hiến Trung, Lã Như Tài và quan binh ở Trung Nguyên khiến nơi vốn được gọi là tâm phúc này. biến thành đất cằn nghìn dặm.


Trừ thành thị ở bờ mấy con sông lớn ra, những địa phương khác đều như địa ngục. Vùng thôn quê ở ngoài thành trì địa chủ hào môn tụ tập gia đinh dân tráng nối tiếp nhau, hoặc là kết trại, hoặc là xây ổ bảo. Mà các nông dân không phải là đói chết ở thôn quê thì cũng là tụ thành nhóm và dân đoàn liều mạng đánh nhau với quan binh, xem xem có thể tìm được đường sống hay không.


Dạng cục diện này thì đừng có để cập tới tết làm cái gì. Có điều huyện Bảo Phong của Nhữ Châu thì lại náo nhiệt vô cùng, đối với một số người mà nói. là tai họa. nhưng đối với những người khác mà nói thì là ngày tết.


Huyện thành Bảo Phong đã bị đại quân đo Lý Tự Thành xuất lĩnh đánh phá, án chiếu theo thường quy. đại quân sau khi lấy một lượng lương tồn nhất định, chỗ lương thực còn lại sẽ phải phân cho bách tính trong thành và cư dân ngoại thành kịp thời chạy tới. Đây cũng là nguyên do mà một lượng lớn Lưu dân gia nhập dưới trướng Lý Tự Thành.


Điều chân chính khiến người ta phẫn nộ là. cái huyện thành Bảo Phong nho nhỏ này. sau khi bị Sấm quân đánh hạ. sau khi lấy đi một bộ phận lương tồn đủ cho quân đội dùng, bách tính trong thành và dân đói ở gần đó còn có thể được chia một phần không nhỏ.


Ngoài thành dân đói khắp nơi. trong thành lại còn nhiều lương tồn như vậy. thực sự là quá dị thường. Trong nhà đại hộ Phong viên ngoại lớn nhất trong thành, lúc này đã không còn khí phái tôn nghiêm của ngày trước nữa rồi.


Những nông hộ nghèo đói đang ra ra vào vào. Phong viên ngoại này từ khi tặng nữ nhi cho Trương huyện lệnh Bảo Phong làm thiếp, ở huyện thành chính là một bá chủ, người bình thường cho dù là đi qua trước cửa nhà lão cũng không dám.


Nhưng trước mắt toàn gia già trẻ. ngay cả gia đinh người hầu cũng bị giết sạch, hầm và kho lương ở trong phủ đều bị mở ra, bần dân ra ra vào vào là đang vận chuyển..


Có một phu nhân hình dung tiều tụy đang ngồi trên bậc ở chính đường của Phong gia mà gào khóc, vừa khóc vừa mắng, bộ dạng đã có chút phát cuồng.


"Phong gia các ngươi cả nhà đều súc sinh không được siêu sinh. Con ta bị bệnh nặng muốn có cơm ăn tới đây cầu xin các ngươi, các ngươi nói là các ngươi cũng không có lương thừa, bảo mẹ con chúng ta đi ăn cỏ đi. Con trai đáng thương của ta ơi. con ở trên trời hãy nhìn đi. nhìn Phong gia đáng chém làm nghìn mảnh này đi. nhà chúng ngay cả chó cũng ăn lương thực đó..."


Trong trạch viện của Phong gia, người ra ra vào vào toàn là dân nghèo vận lương thực và tài vật, phu nhân đó lại cứ điên khùng như vậy ngồi trên bậc mà khóc, mặc dù là giữa ban ngày ban mặt. nhưng Bởi vì tiếng khóc của phu nhân này. trạch viện vẫn như là quỷ vực. âm khí dày đặc.


Nha môn tri huyện huyện thành Bảo Phong và đại trạch của Phong gia cách nhau một con đường, cả nhà tri huyện của huyện Bảo Phong sau khi thành trì bị phá cũng toàn bộ bị giết hết.


Cũng án chiếu theo quy củ. lao ngục ở phía sau nha môn tri huyện sau khi sấm quân công phá thành trì cũng sẽ được mở. đồng thời thả từ phạm trong ngục ra.


Từ phạm trong lao ngục đều người phạm quốc phép hoặc là đắc tội với thân sĩ có thế lực trong thành, những người này được thả ra, luôn là đứng cùng một phía với phản quân, Bởi vì kẻ địch của mọi người đều quan phủ và triều đình.


Ngục giam vào những năm tai hoang này trên thực tế là chẳng khác gì tử địa, có thể sống sót trong đây, toàn là dựa vào người nhà hối lộ ngục tốt đưa thức ăn vào. Nhưng những năm này. ai lại có thừa cơm canh như vậy chứ.


Sấm quân đánh phá nhà giam không bao lâu. bọn họ căn bản không quản từ nhân ở bên trong, trực tiếp đi làm chuyện khác, mặc cho người bên trong làm gì thì làm.


Trong ngục giam cũng không có mấy từ phạm, từ phạm sau khi được tự đo đều chạy đi, hiện tại người khấp thành đều đang vận chuyển lương thực và tài vật của cải nhà giàu, hoặc dùng từ "cướp" thì chuẩn xác hơn khắp thành náo loạn, chỉ có huyện nha là có chút an tĩnh.


Bên này căn bản là không có tài vật gì. nha môn tri huyện lại là kiến trúc đổ nát, bình thường mọi người đối với nơi này chẳng có ấn tượng tốt. lúc này càng không có ai. xung quanh huyện nha trống rỗng, chỉ có tiếng khóc từ phía Phong gia truyền ra đang vang vọng.


ở cửa huyện nha có một người đang đứng, khi trong thành toàn là bần dân bách tính mặc áo ngắn người này lại mặc trường sam.


Người mặc trường sam này tuổi tác không lớn, cũng chỉ hơn hai mươi, trông có vẻ là người đọc sách có công danh. Lúc này. người đọc sách có công danh không phải là trốn trong nhà không dám ra thì cũng là khi sấm quân vào thành. đã chạy đi chỗ khác, người này cũng tính là hiếm có.


Khí sắc của người trẻ tuổi này trông khá hơn bần dân nhiều, rõ ràng là sinh hoạt không tồi. nhưng trường sam trên người lại rất cũ kỹ, chứng tỏ cuộc sống gần đây có chút quẫn bách.


Người này đứng ở cửa huyện nha có chút mong chờ. lại có chút sợ hãi, nhìn chằm chằm vào bên trong huyện nha. muốn tiến vào nhưng lại không dám cất bước.


Một lát sau. một trung niên lưng khom mình lê bước chậm rãi từ trong huyện nha bước ra, nhìn thấy người trung niên này. người trẻ tuổi đứng ở ngoài cửa cả người run bắn lên. vội vàng chạy tới.


"Phụ thân đại nhân, phụ thân đại nhân..."


Chạy tới tước mặt, người trẻ tuổi này vì không khống chế được tình tự của mình mà nghẹn ngào gọi. nhưng lại nói không thành lời. Người trung niên đó uể oải cười cười, xoa đầu người trẻ tuổi ôn hòa nói: "Con con đã thành niên rồi. cũng nên có chút đảm lượng, cha chẳng phải là không có chuyện gì sao. mẹ của con vẫn khỏe chứ?"


Người trẻ tuổi được gọi là con vội vàng cúi đầu lau nước mắt, gật đầu trả lời: "Mẫu thân đại nhân có chút sợ hãi. Phụ thân. Ngưu gia chúng ta ở Lư Thị bị huyện lệnh đó bức cho không có chỗ dung thân, trốn tới huyện Bảo Phong này. vì sao vẫn không chịu tha cho nhà chúng ta. Bọn chúng quan lại cấu kết với nhau, rốt cuộc là muốn bức chúng ta tới mức nào!"


Nói tới về sau. trong giọng nói của người trẻ tuổi đã mang theo vẻ than khóc, người trung niên cười khẽ. chậm rãi nói: "Nếu sấm vương này vào thành muộn hơn hai ngày, cha sợ rằng phải chết ở trong lao ngục rồi..." Giọng nói hạ rất thấp, người trẻ tuổi không nghe rõ. nhân sĩ trung niên đó ngâng đâu lên nhìn thái dương trên trời, đã một đoạn thời gian rồi không được nhìn thấy mặt trời. cảm giác rất chói mắt. nhưng mặt trời tháng chạp ở Hà Nam lại không có một chút ấm áp nào. có tiếng khóc nghẹn ngào, khiến cái lạnh càng tảng thêm mấy phần.


Người trung niên đó ngây ra một lúc lâu. lại thở dài một hơi. vỗ vai đứa con. nói: "Được rồi chúng ta đi thôi..."


Tháng mười hai năm Sùng Trinh thứ mười ba, sấm quân phá huyện Bảo Phong của Nhữ châu, cử nhân Ngưu Kim Tinh bị tống vào ngục, nhờ sấm quân phá ngục giam mà thoát được, dẫn cả nhà đầu nhập quân của sấm vương Lý Tự Thành.


Từ lúc loạn Thiểm Tây tới giờ đã hơn mười năm, nhân sĩ có công danh ra sức cho giặc, cử nhân Hà Nam Ngưu Kim Tinh là ví dụ đầu tiên...
ngantruyen.com