Dị Giới : Ta Có Thể Vô Hạn Phục Sinh

Chương 8: Dị giới lịch sử


Chương 8: Dị giới lịch sử

“ Vậy mỗ không khách sáo, chuyền là như vầy, lúc chạy trốn không may mắn để đầu bị thương” vừa nói Khúc Dương vừa chỉ đầu mình, theo câu chuyện bịa đặt của Khúc Dương là, đang trên đường chạy trốn bị vật gì đó đập mạnh vào đầu, dẫn đến mất trí nhớ tạm thời, hiện tại hắn gần như không nhớ gì hết, muốn ông kể cho hắn nghe những chuyện mà ông biết, quan trong nhất là những chuyền từng trải qua được ghi lại trong lịch sử (cố ý hỏi).

Theo lời kể của Khúc Dương, ông lão biết tiền căn hậu quả, thế là bắt đầu kể cho Khúc Dương nghe những gì ông biết: theo lời kể của ông lão, khi còn nhỏ ông nghe tiên sinh dạy học kể lại, hơn 700 năm trước vùng đất này chỉ có một quốc gia quốc hiệu là Chu, sao khi nhà Chu diệt đi tiền triều, bắt đầu củng cố chính quyền của mình.

Vì lãnh thổ quá rộng lớn, Chu đế không có tinh lực để làm hết mọi việt, quyết định chia lãnh thổ ra thành nhiều vùng đất nhỏ chỉ đình người cai trị với danh nghĩa chư hầu.

Trong hệ thống quyền lực của mình Chu đế là người đứng đầu, sếp sau là năm tước vị: Công, Hầu, Bá, Tử, Nam được xem là chư hầu được chia cho đất đai để cai trị, đổi lại phải cống nạp mỗi năm, thế là hàng trăm chư hầu lớn nhỏ xuất hiện tất cả đều là chư hầu dưới chướng của vua Chu, khi ấy Chu Đế nắm quyền tất cả ở kinh đô, có bổn phận phải che trở và giúp đỡ các chư hầu của mình, giải quyết mâu thuẫn giữa các tiểu quốc mà không phải sử dụng vũ lực, nhờ vậy mà hệ thống phân quyền của nhà Chu được giữ vững tốt và ổn định hơn 300 năm.

Cho đến năm 221 TCN (TCN “trước công nguyên” SCN “sao công nguyên”), Yết tộc ở phía Tây nổi dậy đem quân đánh vào kinh đô, Chu đế chống không nổi, nên phải bất đắc dĩ dời đô, sau đó ra lệnh các chư hầu hợp sức lại mới thành công đẩy lùi Yết tộc, sau sự kiện đó với sự mất mát về đất đai và quân đội, quyền lực của nhà Chu giảm xuống, các chư hầu trở nên độc lập và hùng mạnh hơn, các tiểu quốc bắt đầu chiến tranh thôn tính lẫn nhau, chiến tranh diễn ra liên miên trong nhiều năm các chư hầu lần lượt bị chư hầu khác thôn tính.

Trong thời gian loạn lạc đó nổi lên các bá chủ như: Tấn, Ngụy, Tề, Sở, Lỗ, Cảo được xem là những nước mạnh nhất trong số các chư hầu, giai đoạn này gọi là thời Xuân Thu.

Đây được coi là giai đoạn phát triển rực rỡ trong lịch sử, và đạt đỉnh cao trong nhiều lĩnh vực, trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng, các nhà nổi tiếng nhất gồm có: Nho gia, Pháp gia, Binh gia.

Nho gia: triết lý chặt chẽ về chuẩn mực đạo đức, khuyến khích rèn luyện bản thân để xây dựng đất nước, đề cao chủ nghĩ nhân đạo...

Pháp gia: tin rằng bản tính con người vốn ích kỷ, cánh duy nhất để giữ trật tự xã hội là áp đặc kỹ luật từ trên xuống, tăng cường hệ thống luật pháp và thi hành nó một cánh chặt chẽ...

Binh gia: sáng tạo nên hệ thống lý luận quân sự đầu tiên trong lịch sử, để lài nhiều giá trị quý báo có tính thực tiễn cao, thậm chí có thể áp dụng hiệu quả cho thế giới kinh doanh...

Còn có các trường phái nổi tiếng không thua gì tam gia khác như: Đạo gia, Nông gia, Mặc gia nhưng không được các chư hầu chấp nhận, và coi đó là bàn môn tả đạo.

Đạo giáo: đối lập về nhiều mặt với chủ nghĩa đạo đức cứng nhắc của Nho giáo, theo đuổi lối sống hòa hợp với vạn vật tự nhiên, tẩy chai sự đấu đá quyền lực, nhưng điều thu hút nhiều người đến với đạo gia, là do có tin đồn họ nắm giữ pháp thuật mạnh mẽ...

Nông gia: am hiểu bánh thảo, đệ tử trải rộng khấp thiên hạ, các chư hầu coi họ là chức nghiệp thấp kém, nhưng không dám làm quá tuyệt, dù sao không ai đảm bảo mình cả đời không bị bệnh...

Mặc gia: am hiểu cơ quan thuật, rèn đúc, giống với nông gia, họ dược coi là chúc nghiệp thấp kém...

Đến cuối thời xuân thu tức năm 91 TCN, giao tranh nổ ra giữa 2 nước Sở, Cảo

Sở gần như bại trận dưới cuộc tấn công của Cảo, may thay lúc này nước Sở xuất hiện một vị kỳ tài quân sư, tên hắn là Tôn Đằng, nhờ sự xuất hiện của hắn, nước Sở đã tránh được họa diệt vong, vài tháng sau, khi tình hình trong nước ổn định lại do thiệt hại do Cảo gây ra, Sở Vương Hiến ra lệnh Tôn Đằng phản công Sở.

Dưới sự tiến công của Tôn Đằng nước Sở nhanh chống bại lụi, Cảo vương Lý biết được nhược điểm của Sở Vương Hiến là hoang dâm háo sắc, bèn nhịn đao đưa tặng một mỹ nữ mà mình vừa có được do thuộc hạ hiến dân.

Vị mỹ nhân này tên Tích Nhược, nàng có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, theo kế hoạch ngoan độc của Cảo Vương, đầu tiên sẽ đưa thư nói rõ hiến dân nàng cho Sở Vương, nhưng lại trong bóng tối âm thầm đưa nàng cho đại tướng quân Tôn Đằng, ý đồ gây nên hiềm khích giữa Sở Vương và Tôn Đằng

Kế hoạch của Cảo Vương diễn ra thuận lợi hơn hắn tưởng, khi đưa nàng đến nơi của đại tướng quân Tôn Đằng, Tôn Đằng đã yêu nàng ngay từ cái nhìn đầu tiên, và quyết định lấy nàng làm vợ, ngay lập tức Cảo Vương viết thư dèm pha nói Tôn Đằng làm sao cướp mỹ nhân.

Sao khi đọc xong thư Sở Vương rất tức giận, nhưng không tiện làm gì Tôn Đằng, quyết định đến nơi của Tôn Đằng rồi mới làm ra quyết định có nên nhường lại mỹ nữ hay không, và rồi thấy được mỹ nhân Tích Nhược, sao ngày hôm trong đầu Sở Vương chỉ toàn hình bóng của nàng, không cố kị nhiều nữa, ngày hôm sao Sở Vương thiết kế tiệc rượu mời Tôn Đằng đến dự.
Khi nghe tin Sở Vương mời tiệc rượu, mỹ nhân Tích Nhược lập tức cảm thấy có điềm không may sắp xảy ra, nàng nhạy cảm phát giác được ánh mắt của Sở Vương nhìn nàng, thế là nàng quyết định nói ra sự thật với phu quân Tôn Đằng.

Sao khi biết được sự thật Tôn Đằng cảm giác như sét đánh ngang tai, đứng không dửng lui về sao vài bước, một lát sao, ông làm quyết định, ông lập tức dẫn theo vợ mình bỏ trốn từ con đường mật thất dưới lòng đất ,mà ông vô tình phát hiện khi chọn căn phủ đệ này làm nơi trú tạm thời, sự bỏ trốn của hai người không ai phát hiện ra cho đến khi!

Sau khi đợi một thời gian dài, vẫn không thấy Tôn Đằng tới Sở Vương tức giận cho người đến phủ ông tìm, thì phát hiện ông cùng vợ đã biến mất, phát giác được kế hoạch của mình bị nhìn thấu, Sở Vương ra lệnh truy lùng hai người, nhưng không có kết quả.

Luôn theo dõi động tác của Sở Vương, Cảo Vương biết được, lập tức điều động binh lực đánh úp công nước Sở, Sở Vương thua trận liên tục phải xin cầu hòa, nhưng không được chấp nhận, nên đã thắt cổ tự sát, Cảo Vương tuyệt địa phản kích diệt được Sở thanh thế trấn động khắp nơi, được các chư hầu công nhận là bá chủ mạnh nhất miền đông.

Còn về Tôn Đằng và mỹ nhân Tích Nhước cũng biến mất từ đó, có người nói họ đã đến một vùng đất xa xôi mà ít người biết đến, sống hạnh phúc cùng nhau đến cuối đời, nhiều năm sau có người ở phía đông nước Tề một vùng núi ven biển thấy có hai ngôi mộ được khắc tên hay người.

Trong giai đoạn Năm 91 - 17 TCN (74 năm ), như một viên đá rơi vào mặt hồ tĩnh lặng, thiên hạ xảy ra nhiều biến động nước Cảo tấn công ồ ạt vào nước Lỗ, nhưng bị Lỗ Phản công và đánh bại, sao đó Lỗ chinh phục hoàn toàn nước Cảo.

Cùng lúc đó phía Tây xa xôi nước Lễ nhỏ yếu, do sự xuất hiện của vị Pháp gia đầy tài năng Đoàn Dực, tiến hành nhiều cải cánh mang tính cách mạng, khiến Lễ từ một nước lạc hậu chỉ dùng gần 10 năm thời gian, đã vượt trội hơn các bá chủ khác, ban hành pháp luật vô cùng khắc khe, để quản lý chặt chẽ dân chúng, bộ luật thưởng phạt dành cho quân đội, đối với dân đen có công tiến hành ban thưởng, thăng quan, còn quý tộc nào vô dụng không giúp gì được cho đất nước sẽ bị giáng xuống thành dân thường.

Chính điều này đã tạo ra một quần chúng đông đảo say mê chiến tranh, sau nhiều năm cải cánh nước Lễ trổi dậy mạnh mẽ đem quân đi chinh phạt khắp nơi, mở mang bờ cõi rộng lớn,tuy nhiên điều này đã nghiệm trong ảnh hưởng đến giới quý tộc, không lâu sao ông bị hãm hại và đem ra xé sát.

Do sự phát triển nhanh chóng của nước Lễ, gây nên Tấn ở Tây Bắc cùng Lỗ ở Phía Nam bất an, quyết định hợp lực cùng nhau chinh phạt nước Lễ, dưới thế công quyết liệt của 2 nước, nước Lễ vẫn đứng vững thậm chí đánh ngược làm nước Tấn bị thương nặng, Lỗ tuy thua nhưng không tổn hại đến căn cơ quyết định rút quân về nước điều dưỡng.

Thừa cơ lúc nước Tấn bị thương nặng do chiến tranh với nước Lễ, phía Bắc dân tộc du mục: Hung Nô, Tiên Ti, Khuyển Nhung xuôi nam tấn công Tấn, cướp đi nhiều tài vật cùng nhân khẩu, các chư hầu khác không cho phép có dị tộc nhúng tay vào chuyện của họ, có câu không phải tộc ta, tất có dị tâm, họ quyết định hợp thành một liên minh đẩy lùi dị tộc bao gồm: Tề, Ngụy, Lỗ, Lễ ,dẩn đầu theo sau còn có các tiểu chư hầu khác.

Nước Tấn do cuộc tấn công của tộc du mục trở nên cực kỳ suy yêu không có khả năng chiến tranh tiếp, cuộc chiến kinh thiên động địa giữa các chư hầu hùng mạnh và tộc du mục bùng nổ, trong cuộc chiến này cả hai bên tiêu hao cả nhân lực, vật lực vô số kể, đang lúc cuộc chiến sắp đi đến hồi kết. Phía Tây Bắc dân tộc du mục Thổ Cốc Hồn , thừa lúc các nước chư hầu điều đi đại lượng quân đội, thừa cơ xuôi nam tấn công nước Tề ở phía đông, nước Tề không thể không quay về phòng thủ, chưa dừng lại ở đó, phía Tây Yết tộc sau nhiều năm lại gốc đầu trở lại tấn công nước Lễ, phía nam, Man tộc cũng thừa cơ Bắc thượng tấn công nước Lỗ.

Tình thế thiên hạ lúc này đã đi vào hồi gay cấn, ngay lúc này người của Đạo gia, Nông gia, Mặc gia cũng quyết định ra mặt.

Đạo gia thi triển pháp thuật giúp đẩy lùi quân định, Nông gia hạn chế thương vong, dùng dược thuật làm suy yếu kẻ địch, Mặc gia, gia cố tường thành, chế tạo ra các loại vũ khí chiến tranh với lực sát thương cao giết định vô số.

Nhờ sự giúp đỡ to lớn của tam gia, dị tộc đã bị đẩy lùi, cũng từ lúc đó địa vị của tam gia được các chư hầu chính thức công nhân, sau khi chiến tranh với dị tộc qua đi, mọi thứ lại chở về như cũ.

Bây giờ đã là năm 306 SCN, sau nhiều năm chiến loạn, thiên hạ chỉ còn lại các bá chủ, các chư hầu nhỏ đã biến mất khỏi dòng lịch sử, các chư hầu còn đến hiện tại là: Lễ, Ngụy, Tề, Lỗ, nước Tấn hùng mạnh ngày xưa đã bị Lễ tiêu diệt.

Hoàng tộc Chu Đế vẫn còn nhưng chỉ là bù nhìn, thiên hạ tình thế hiện giờ là: Ngụy ở phía Bắc, Tề ở phía Đông, Lỗ ở phía Nam, Lễ ở phía Tây.

Phương Bắc có: Hung Nô, Tiên Ti, Khuyển Nhung, Thổ Cốc Hồn

Phương Tây có: Yết tộc

Phương Nam: Man tộc

Vị trí của Khúc Dương hiện giờ là Ngụy quốc vùng biên giới.

Đăng bởi: