Tường Lạc Đà

Chương 14: Tường Lạc Đà Chương 14


Tiệc mừng ở nhà lão Tư Lưu làm linh đình lắm. Lão rất bằng lòng vì có nhiều người đến chúc thọ lão. Một điều khiến lão càng đắc ý là có rất nhiều bạn cũ cũng đến mừng. Nghe lời những người bạn cũ này nói, lão thấy lễ mừng thọ lão không những tổ chức linh đình mà còn lại "cải lương" nữa. Cách ăn mặc của những người kia có phần lạc lõng, còn lão thì đánh một cái áo dài, áo khoác ngoài bằng da lót lông, mới tinh. Về mặt làm ăn mà nói, có mấy ông bạn ngày trước giàu hơn lão nhiều, nhưng bây giờ, qua hai ba chục năm, họ càng ngày càng sa sút, có người không kiếm đủ ăn. Nhìn họ, rồi lại nhìn cái rạp ăn mừng, cái bàn thọ, bức tranh vẽ cảnh cầu Trường Bản, mâm cỗ ba bát đại, lão thấy rõ ràng lão hơn hẳn họ, lão đã "cải lương" rồi. Ngay đến cả việc bài bạc, lão cũng chỉ định đánh mạt chược thôi, so với cái trò đánh xóc đĩa, lịch sự thanh cao hơn nhiều.

Thế nhưng, giữa cảnh tưng bừng náo nhiệt đó, lão thấy hơi buồn. Quen sống một thân một mình, lão cứ tưởng khách khứa đến mừng chẳng qua chi là ông chù hiệu, ông quàn lý, và những tay anh chị thường ngày lão vẫn hạ cố giao du. Ngờ đâu, lại có cà các bà các cô nữa. Tuy ả Nĩu có thế tiếp đãi chào mời thay lão, nhưng lão bỗng thấy cánh cô đơn của lão, không vợ, được mỗi mụn con gái, trông lại cứ y như đàn ông ấy. Giả dụ, ả Nĩu là con trai, tất nhiên đã sớm có vợ con rồi, dù cho lão góa vợ chăng nữa, cành nhà chắc cũng chẳng đến nỗi vắng vé như thế này. Đúng thế, lão chẳng thiếu gì sất, chỉ thiếu mỗi đứa con trai. Tuổi ngày càng cao, thì hy vọng có con trai càng mong manh. Mừng thọ vốn là việc vui, ấy thế mà lại đâm ra ủ dột âu sầu. Mặc dù đã "cải lương", nhưng không có con nối nghiệp thì tất cả chẳng phải đểu là công toi hay sao?

Buổi sáng, lão vui lắm, mọi người chúc mừng lão, lão trịnh trọng nhận lễ, dường như mình là một vị lão anh hùng, hơn hẳn ngày thường. Buổi chiều, lão đã ỉu đi một phần. Trông thấy các bà dắt theo con cháu, lão vừa thèm, vừa ghen, cũng không dám gần gũi vuốt ve bọn trẻ nhò, cũng chính vì thế lão cảm thấy ngượng nghịu. Lão nổi giận đến nơi, nhưng rồi cũng lại không dám cáu gắt ngay lúc ấy; lão biết, mình là người giao thiệp rộng, không thể lòi mặt xấu ra trước bạn hữu được. Lão mong sao chóng hết ngày đi, đế khỏi phải chịu những nỗi bực dọc dó.

Trong ngày vui mừng của lão, cũng lại còn một điều không vui nữa là, buổi sáng, lúc dọn cơm cho anh em phu xe suýt nữa Tường đánh nhau với người ta.

Hơn tám giờ, bắt đầu dọn cơm. Anh em phu xe ai nấy đều có vẻ không bằng lòng. Tuy hôm qua không phải nộp thuế, nhưng hôm nay không ai đến ăn không cả; năm xu một hào, kẻ ít người nhiều, ai cũng góp tiền mừng. Ngày thường, anh em là những người nghèo khổ, lão Tư Lưu là chủ; hôm nay, theo anh em nghĩ, họ là khách không nên đối đãi với nhau như thế mới phải. Huông chi, ăn xong là phải đi ngay, không cho kéo xe ra nữa. Năm hết tết đến! Tường biết rõ mình không ở trong số những người ăn rồi phải đi, nhưng anh ta muốn cùng ngồi ăn với anh em. Một là, ăn xong tiện đi làm việc, hai là để cho thân mật. Nhưng cùng ngồi với anh em, thì anh em có bao nhiêu bực dọc với lão Tư Lưu lại đem trút cả lên đầu anh ta. Vừa ngồi yên chỗ, đã có người lên tiếng:

- Ái chà, ông là khách quý cơ mà, sao lại ngồi cùng với cánh chúng tôi đây?

Tường cười xoà, không thấy ý nghĩa sâu xa của câu nói. Mấy ngày nay, anh ta không hề nói những lời dông dài, không cần thiết, vì thế óc anh ta hầu như cũng chẳng chú ý đến chuyện gì cả.

Anh em phu xe không dám nổi nóng với lão Tư Lưu, nhưng, lão ta thết, thì ăn được chừng nào cứ ăn. Món ăn không thêm, còn rượu thì không hạn chế, rượu mừng cơ mà! Anh em không ai hẹn ai, đều cùng có ý mượn hơi men để khuây nỗi buồn bực. Người thì cứ uống tì tì, người thì uống thi với nhau. Lão Tư Lưu không tiện ngăn. Tường thấy mọi người uống, cũng không tiện không theo họ, cũng uống hai cốc. Uống mãi, uống mãi, mắt ai nấy đã đỏ lên, không giữ nổi miệng nữa. Có người nói:

- Này anh Tường “lạc đà", công việc đầu sai của anh khá đấy chứ! Đủ ăn một ngày, hầu cụ rồi lại hầu cô! Mai kia chẳng phải kéo xe nữa đâu, tốt hơn cả là cứ bám lấy đây!

Tường nghe, biết họ châm chọc nhưng cũng chẳng để tâm. Từ khi quay về hãng Nhân Hòa đến nay, anh ta đã nhất quyết không cần phải tỏ mặt anh hùng hảo hán gì nữa, mọi việc đều phó thác cho số mệnh. Ai muốn nói thế nào cứ việc nói, anh ta cố nhịn. Lại có người lên tiếng:

- Người ta đi theo đường khác. Anh em ta bán sức kiếm tiền, chứ anh Tường anh ấy chơi cái trò "nội công" cơ!

Mọi người cười ầm lên. Tường thấy rõ là họ "xỏ" minh, nhưng bao nhiêu nỗi uất ức khổ cực còn chịu được, hà tất phải để ý đến mấy lời nói vớ vẩn đó. Anh ta vẫn làm thinh. Bàn bên, có người hùa theo, gân cổ lên nói:

- Này, anh Tường, mai kia lên làm ông chủ hãng, chớ có quên anh em đấy nhé!

Tường vẫn không trả lời. Ngay bàn anh ta lại có người nói:

- Nói đi, “lạc đà”!

Tường đỏ ửng mặt lên, khẽ nói:

- Tôi thì làm gì mà lên chủ hãng được?

- Hừ, sao lại không được, sắp "tùng tùng xòe” đến nơi rồi còn gì!

Tường không hiểu "tùng tùng xòe" là nghĩa gì, nhưng anh ta cảm thấy họ muốn nói chuyện anh ta và ả Nĩu. Mặt anh ta đang đỏ cứ dần dần trắng bợt ra. Ngay lúc đó, anh ta nghĩ đến tất cả mọi nỗi đau khổ uất ức phải chịu đựng từ trước tới nay, chứa chất đầy cả trong lòng. Nhẫn nhục mấy ngày nay, bây giờ hầu như không thể nhẫn nhục thêm được nữa, giống như nước mưa khi đầy ắp, thấy có lỗ thoát là ào ào tuôn ra. Ngay giữa lúc ấy, một anh phu xe lại chỉ thẳng vào mặt anh ta mà nói:

- Này, Tường này, anh đúng là "chịu đấm ăn xôi", trong bụng đã có chủ ý rồi. Có đúng thế không nào?

Tường đứng phắt dậy, mặt tái xanh, hỏi thẳng người vừa nói:

- Ra kia nói chuyện, có dám không nào?

Mọi người đều ngớ ra. Họ quả thực có ý muốn "xỏ" Tường, trêu chọc nhau tí chơi, chứ không ai muốn đánh nhau cả.

Tất cả bỗng im bặt, như bầy chim rừng thoáng thấy bóng diều hâu. Tường đứng sững ở đó, cao vượt hẳn mọi người. Anh ta thấy mình cô độc, nhưng cơn giận đang bốc lên, anh ta như tin chắc rằng, dù cho tất cả bọn họ có sấn vào, cũng chẳng phải là đối thủ của anh ta. Anh ta lại nhắc lại:

- Thằng nào có gan thì ra đây!

Mọi người bỗng thấy mình đùa quá trớn, hầu như cùng nói một lúc:

- Thôi mà, anh Tường, đùa anh tí thế cho vui thôi!

Lão Tư Lưu trông thấy, nói:

- Ngồi xuống đi, Tường!

Rồi quay về phía mọi người:

- Đừng thấy nó thật thà mà bắt nạt! Làm ồn lên, ta tổng cổ ra đây! Thôi ăn nhanh đi!

Tường bỏ bữa. Mọi người liếc nhìn lão Tư Lưu, rồi xới cơm. Một lát sau, họ lại cười cười nói nói ồn ào, như bầy chim rừng qua cơn nguy hiểm, lại bắt đầu ríu rít.

Tường ngồi xổm ở cổng một hồi lâu chờ bọn họ. Giả dụ trong đám anh em phu xe có ai còn dám trêu chọc anh ta, thì anh ta sẽ đánh liền. Thân mình chẳng có quái gì hết, đến đâu thì đến.

Nhưng anh em, cứ năm ba người một, kéo nhau đi ra, và cũng chẳng thấy ai gây chuyện với anh ta nữa. Tuy không đánh được ai, nhưng anh ta cũng đã hả giận một phần. Sau đó, anh ta nghĩ, thế là hôm nay đã làm mếch lòng bao nhiêu người. Ngày thường, mình vốn đã không có bạn thân, vì thế nên có những chuyện buồn bực đau khổ, không biết kể với ai, sao bây giờ lại làm mất lòng người ta như thế nữa? Anh ta hơi hối hận. Lúc nãy ăn được một tí, bây giờ nó cứ nằm ngang trong dạ dày, thấy hơi tức tức. Anh ta đứng dậy, mặc mẹ nó, người ta ba ngày hai trận đánh nhau, đói meo, ấy thế mà vẫn chẳng vui vẻ đó sao? Thật thà, vào khuôn phép, liệu có nhất định sẽ được sung sướng không? Nghĩ thế, anh ta tự vạch cho mình một con đường, khác hẳn với lòng hy vọng mong ước của anh ta bấy lâu nay. Tức là gặp ai cũng đàn đúm, đến đâu lợi dụng đấy, hút ghẹ thuốc, vay tiền chẳng trả, thấy ô-tô không thèm tránh, bạ chỗ nào cũng đái, suốt ngày sừng sộ với bọn cảnh sát, có bị tóm cổ bỏ bót hai ngày cũng chẳng coi vào đâu. Đúng thế, những anh em phu xe như vậy cũng vẫn cứ sống, vẫn vui vẻ, ít nhất cũng vui vẻ hơn thằng Tường này! Thôi được, thật thà, khuôn phép, có chí, đã không ăn thua gì, thì làm thằng lưu manh như thế lại hóa hay cơ đây! Tường nghĩ tiếp, không những hay, mà lại còn có khí khái anh hùng hảo hán nữa kia. Trời chẳng sợ, đất chẳng sợ, nhất định không chịu cúi đầu ngậm miệng chịu thiệt thòi. Đúng rồi! Phải thế mới được! Những tên khốn nạn trước kia cũng là người tốt cả!

Anh ta lại tiếc lúc nãy không đánh nhau đi! Nhưng không đi đâu mà vội, từ nay về sau, không chịu nhịn thằng nào con nào nữa!

Mắt lão Tư không để sót một việc. Qua những điều mắt thấy tai nghe, lão đã hiểu chín phần mười câu chuyện. Mây ngày nay, con gái lão ngoan ngoãn lắm. Hừ! Vì thấy thằng Tường quay về mà! Trông hai con mắt nó, cứ nhìn theo cái thằng ấy! Để ý đến chuyện này, lão lại càng thấy buồn phiền. Nghĩ mà xem, không có con trai thì không gây dựng được gia đình êm ấm. Con gái, rồi đây nó sẽ theo người ta, thế là cả đời coi như uổng phí tâm cơ. Thằng Tường kể cũng khá đấy, nhưng nhận nó làm rể thì không xứng với con mình. Một thằng phu xe nghèo kiết xác! Mình cả đời lăn lộn khó nhọc, đã từng kéo bè kéo đảng đánh nhau, đã từng vào tù ra tội, ấy thế mà rút cục lại để cho cái thằng quê mùa kia nó cuỗm mất cả con gái lẫn cơ nghiệp à? Đâu có dễ thế! Dù có thế cũng đừng hòng lấy được tiền của thằng Tư Lưu này! Thằng Tư Lưu này từ nhỏ đến giờ chẳng kiêng nể thằng nào con nào cả!

Ba bốn giờ chiều vẫn có người đến mừng, lão đã ngán lắm rồi. Khách càng tâng bốc lão giỏi lão tài, thì lão càng thấy nhạt nhẽo vô vị.

Sau lúc lên đèn, khách lục tục ra về, chỉ còn lại mươi mười lăm người ở quanh đấy, hoặc là bạn thân thiết, họp nhau đánh mạt chược. Nhìn cái rạp trống không giữa sân, ánh đèn đất chiếu trắng xanh, bàn ghế thì bóc bỏ đệm lót, lão Tư Lưu buồn thỉu, dường như lão nhìn thấy, sau khi lão chết đi, có lẽ rồi cũng đến thế này, chẳng qua rạp mừng thọ đổi thành rạp đám ma mà thôi, trước quan tài không có con cháu mặc sô gai quỳ lạy, chỉ có những người dưng nước lã đến ngồi đánh mạt chược canh đêm. Lão chỉ muốn tống mấy người khách kia về; còn sống ở đây thì ra oai cho chúng biết tay! Nhưng rút cục, chẳng thể trút giận lên đầu bạn bè được. Nỗi bực dọc của lão lại thoát ra phía khác, càng nhìn con gái, lão càng thấy nghịch mắt quá. Tường thì ngồi trong rạp, người với ngợm! Cái sẹo bên má dưới ánh đèn trông y như một viên đá cuội. Càng nhìn hai người, lão càng thấy khó chịu.

A Nĩu xưa nay vân quen thói thô kệch, sỗ sàng, nhưng hôm nay, từ đầu đến chân, trông ả chải chuốt đáo để. Ả lại làm duyên làm dáng tiếp đãi khách khứa, một là để lấy tiếng khen, hai nữa cũng là cốt để cho Tường biết tay. Buổi sáng, ả thấy cái trò đó cũng hay hay, đến quá trưa, hơi mệt, ả đã thấy chán, ả cũng muốn tóm được ai chửi một hồi cho hả. Đến tối, ả không thể chịu đựng được nữa, lông mày lúc nào cũng cứ dựng ngược lên.

Bảy giờ hơn, lão Tư đã hơi buồn ngủ, nhưng vẫn không nhận mình là già yếu, không chịu vào đi ngủ sớm. Mọi người mời lão đánh vài ván mạt chược, lão không nói là mệt mỏi, mà lại nói đánh mạt chược không thú, phải "xóc đĩa" hay "tài sửu" mới hợp khẩu vị lão. Không ai muốn thay đổi giữa chừng, lão đành ngồi chầu rìa vậy. Để cho tỉnh táo, lão lại uống mấy chén rượu nữa nói là ăn chưa no, và trách đầu bếp, tiền thì lấy nhiều mà thức ăn không đủ. Từ chuyện này bắt sang chuyện kia, lão chê tất cả những cái mà ban ngày lão thấy bằng lòng: rạp, bàn ghế, bát đĩa, đầu bếp. Tất cả, không cái nào đáng tiền, người ta đã bóp nặn lão, thật là oan uổng!

Ồng Phùng coi việc sổ sách lúc đó đã tính toán xong xuôi: hăm nhăm bức trướng, ba cỗ đào và miến, và khoảng hai chục đồng tiền mặt. Số người mừng thì không ít, nhưng phần nhiều chỉ năm xu, một hào.

Nghe nói thế, lão Tư Lưu lại càng cáu tợn. Biết thế thì chỉ dọn món "miến xào rau" thôi! Mâm cao đĩa đầy chén sạch, mà chỉ bỏ ra được hào chỉ! Như thế là chúng nó cho thằng già này ngốc nghếch, dễ bòn rút chứ gì! Từ nay về sau, không thèm bày vẽ gì nữa, không thể mất toi tiền như vậy được! Rõ ràng, bạn bè cùng thân thích, đều chỉ muốn ăn không thôi, sáu mươi chín tuổi đầu rồi, mà lại khôn ba năm dại một giờ, để lũ khỉ con mất dạy nó xâu xé. Lão càng nghĩ càng uất, cả cái ban ngày lão thấy vừa ý, bây giờ lão cũng cho là ngớ ngẩn; lão vừa nghĩ, vừa lẩm bẩm những lời chửi rủa mà hàng phố đã lâu không ai dùng nữa.

Bạn bè chưa về hết, để giữ thể diện cho cả nhà, ả Nĩu định can ngăn bố đừng giở trò thô lỗ ra. Nhưng ai nấy chăm chú nhìn cả vào con bài cầm ở tay, hầu như chẳng để ý lão lẩm bẩm những gì, ả lại thấy không tiện nói, kẻo lại khơi chuyện ra thêm phiền. Cứ mặc cho ông cụ nói, giả ngây giả điếc, thế là xong.

Nào ngờ, lão nói mãi, nói mãi, rồi nói quàng ngay vào chuyện ả. Ả nhất định không chịu được cái nước ấy. Bố làm lễ mừng thọ, ả bận rộn suốt mấy ngày hôm nay rồi, ấy thế mà chẳng được cái gì cả. Ả đời nào lại chịu nhịn. Sáu chín chứ bảy chín cũng mặc! Phải nói cho ra nhẽ! Thế là, ả liền cãi trả:

- Thầy tự ý bỏ tiền, ra mừng, cớ sao lại lôi thôi đến con vào đấy!

Thấy cãi lại, lão hăng tiết lên:’ 1

- Lôi thôi đến mày à? Chính là vì mày cả! Mày tưởng mắt tao không trông thấy gì sất hay sao?
- Thầy trông thấy gì nào? Con cả ngày mệt nhọc, cuối cùng thầy lại đem con ra mà mắng chửi! Được rồi, thầy nói đi, thầy thấy cái gì nào?

Ả Nĩu không thấy mệt nữa, quai miệng ra mà nói.

- Đừng có thấy tao bận mà mày la mày lét. Thấy gì à? Hừ, tao trông thấy hết!

- Việc gì con lại phải mày la mày lét? - ả lắc lư cái đầu

Thầy trông thấy những gì nào?

Lão chỉ vào trong rạp:

- Còn cái gì nữa?

Tường đang lúi húi quét dọn trong đó.

- Anh ấy ư? - Ả Nĩu trong bụng thấy run run, không ngờ mắt ông bố lại tinh đến thế- Anh ấy làm sao?

- Không cần nói rõ làm gì, nói ra thêm dơ - lão đứng dậy - muốn lấy nó thì từ tao đi, mà muốn nhận tao làm bố thì phải bỏ nó, tao bảo thẳng cho mày biết thế. Tao là bố mày! Những việc ấy tao phải để mắt đến.

Ả Nĩu không ngờ sự việc lại hỏng chóng thế. Kế hoạch của ả mới thực hiện được một nửa, thì đã bị ông bố khám phá ra rồi! Làm thế nào bây giờ? Mặt ả đỏ lên, đỏ pha đen, lại thêm lượt phấn trôi đi gần nửa, dưới ánh đèn trắng xanh, trông như miếng gan lợn luộc chín, màu sắc khó tả và cũng đến khó coi. Ả thấy mệt, vừa xúc động, vừa tức giận, không nghĩ được cách đối phó ngay. Cách đó dù không thỏa đáng nhưng vẫn còn hơn là không có. Xưa nay ả chưa hề chịu thua ai bao giờ. Thôi được, cứ nói toạc ra hết, được thua ở cả keo này!

- Hôm nay nói thẳng ra cũng được, con tính chuyện riêng như vậy đấy, thầy thấy thế nào? Thầy nói cho con nghe xem. Chính thầy rước lấy cái bực vào người, chứ chẳng phải là con khơi ra đâu nhé!

Khách đánh mạt chược hình như đã nghe thấy hai bố con cãi nhau, nhưng không muốn để ý đến, ra sức xoa quân, xướng to hơn để át đi.

Tường nghe rõ chuyện, nhưng vẫn cứ cúi đầu quét; anh ta đã có sẵn ý định rồi. Nói toạc ra, cho đi tong cả cho xong chuyện!

Mắt lão Tư tròn xoe:

- Rõ ràng mày chọc tức tao! Chọc cho tao tức uất lên chết đi, để mày dễ bề đem tiền của tao ra mà nuôi nó phải không? Đừng hòng, tao còn sống dai lắm!

Ả Nĩu trống ngực đập thình thình, nhưng miệng vẫn nói cứng:

- Thầy đừng nói chuyện đâu đâu. Thầy định thế nào nào?

- Tao định thế nào? Đã nói rồi, có nó thì không có tao, mà có tao thì không có nó! Tao không đời nào lại để cho cái thằng phu xe khốn kiếp ấy nó lợi dụng.

Tường quẳng chổi, thẳng lưng lên, nhìn lão:

- Ông nói ai đấy?

Lão Tư Lưu cười vang lên:

- Hà hà... Mày định làm loạn à, hở thằng kia? Nói mày chứ nói ai nữa! Cút ngay! Thấy mày khá, tao nể mặt, mày lại dám vuốt râu hùm? Mày chưa nghe nói tao đã từng làm những gì à! Cút! Đừng để tao trông thấy mặt nữa! Con mẹ nó, lại định đến đây tính chuyện gỡ gạc!

Lão nói oang oang làm cho mấy anh phu xe tò mò kéo đến xem. Đám đánh mạt chược cứ tưởng lão cãi nhau với phu xe, vẫn chẳng buồn ngẩng đầu lên nhìn.

Tường chậm mồm chậm miệng, định nói nhiều, nhưng rút cục vẫn chẳng nói được câu nào cả. Anh ta đứng thừ ra đấy, vươn cổ, nuốt nước bọt.

- Cút! Cút ngay! Định đến đây gỡ gạc à? Của tao có vứt đi, cũng không đến thứ mày! Hừ!

Lão Tư Lưu cũng chỉ có ý đe suông thế thôi, chứ trong bụng lão không giận Tường bằng giận con gái. Ngay trong cơn nóng, lão vẫn thấy Tường quả là người thực thà.

- Được! Tôi đi đây!

Tường không nói được gì cả, đành vội vã rời khỏi nơi đây. Dù sao, đấu khẩu thì không đời nào anh ta lại địch nổi bố con nhà ấy được.

Anh em phu xe vốn tò mò kéo đến xem, nghe lão Tư Lưu mắng chửi Tường như thế, nhớ lại cảnh ban sáng, nên thấy khoái lắm. Đến khi nghe lão đuổi Tường đi, thì họ lại ngả về phía anh ta. Tường khó nhọc như thế, vậy mà lão ta lại ăn cháo đá bát, trở mặt ngay được. Họ bất bình thay cho Tường, có người chạy tới hỏi:

- Sao thế, Tường?

Tường lắc đầu.

- Anh Tường, hãy gượm đã! Rồi hẵng đi! - Một ý nghĩ thoáng qua óc ả Nĩu, y như một tia chớp, ả thấy rõ rằng kế hoạch của mình không ăn thua, cuống lên chẳng bằng nhanh tay, phải mau nắm chắc lấy Tường, đừng để đến nỗi xôi hỏng bỏng không - Việc của chúng mình, một sợi dây buộc chặt hai con châu chấu, không ai chạy đâu được. Anh chờ đấy, để tôi nói cho rõ đã - ả quay đầu về phía bố - Cứ nói thật cả ra vậy, con đã có mang với anh Tường rồi! Anh ấy đi đâu, con theo đấy! Thầy có cho con lấy anh ấy hay thầy đuổi cả hai chúng con đi, xin thầy cho biết!

Ả Nĩu không ngờ sự việc lại xoay chuyển nhanh đến thế, liền phải chơi nước bài cuối cùng. Còn lão Tư Lưu thì càng không thể ngờ rằng chuyện đã đến nỗi thế này. Nhưng thế nào thì thế, lão cũng không chịu thua, nhất là trước mặt mọi người.

- Con này trơ tráo thật, thế mà mở miệng ra nói được. Tao cũng rát mặt thay cho mày - Lão tát vào má lão một cái - Hừ, cái đồ không biết xấu!

Bọn khách đánh bài ngừng tay, biết là có chuyện lôi thôi, nhưng chẳng hiểu chuyện gì, nên không chõ miệng vào nói được. Kẻ đứng lên, kẻ cứ ngồi đờ ra mà nhìn quân bài của mình.

Đã nói toạc cả ra rồi, ả Nĩu thấy khoái lắm:

- Con không biết xấu à? Đừng để con phải kể chuyện của thầy ra. Thầy thì còn chừa cái gì? Mới lần đầu thôi, mà cũng là vì thầy cả: trai lớn hỏi vợ, gái lớn gả chồng, thầy năm nay sáu mươi chín rồi mà chả được tích sự gì! Có đông đủ mọi người đây. Ả quay ra chỉ bốn xung quanh - Cứ làm cho ra môn ra khoai là hay nhất, yên lòng thỏa dạ cả! sẵn có rạp đây, thầy cho làm nốt, thế là xong!

- Tao ấy à? - lão Tư Lưu mặt đỏ lên rồi lại tái nhợt đi. Lão liền giở cái giống du côn trước kia ra - Thà tao cho một mồi lửa đốt rụi đi, chứ không thể để cho mày dùng!

- Được rồi! - Môi ả Nĩu hơi run run, giống nói rất khó nghe - con ra ở riêng thì thầy cho con bao nhiêu tiền nào?

- Tiền của tao, tao thích cho ai, tao mới cho!

Nghe con gái nói bỏ nhà đi, lão cũng thấy hơi buồn, nhưng vì đang cãi nhau, nên lão cố dằn lòng lại.

- Tiền của thầy à? Con giúp đỡ thầy bằng ấy năm trời, thầy thử nghĩ xem, không có con, tiền thầy, không cúng đĩ hết sạch rồi chớ kể? Ăn ở cho có lương tâm với chứ.

Ả lại quay sang nhìn Tường:

- Anh nói đi!

Tường cứ đứng đực ra, không biết nói gì.
Đăng bởi: