Đạo Mộ Bút Ký 1

Chương 34: Tề Ân


Chú Ba xông pha giang hồ từ năm mười mấy tuổi, chuyện kỳ dị gì cũng đã gặp rồi, thường chú làm việc gì cũng suy đi tính lại. Kiểu như lần trước, đổ cái đấu thôi mà chuẩn bị cơ man đồ đạc. Thi thoảng tôi vẫn thấy chú hơi cẩn thận quá mức, mớ trang bị lần trước phải có đến tám mươi phần trăm không hề dùng tới. Không ngờ lần này chú hấp tấp vậy, tùy tiện xách cái vali rồi chạy đi luôn, tôi thấy cho dù muốn cản cũng không cản nổi nên gọi với theo: “Chú cẩn thận chút nhé!.” Chú hắng tiếng coi như trả lời rồi chạy vào trong thang máy.

Vừa khéo nhân viên phục vụ Trung tâm mát - xa chân của khách sạn lên thanh toán tiền với tôi trông thấy cảnh này, hắn cười bảo: “Chú anh sao lại hấp tấp hơn cả cháu thế, đảo lộn hết rồi, giờ chuyển sang anh lo cho ông ấy.” Tôi không biết phải giải thích làm sao, đành cười trừ nhận hóa đơn, vừa liếc nhìn đã sa sầm mặt, không ngờ hết hơn bốn ngàn đồng. Tôi không khỏi rủa thầm: “Mẹ nó, lão già hôm qua lại xuống dưới làm mấy trò mờ ám gì rồi.”

Nhìn tờ hóa đơn mà tôi rầu hết cả lòng, mấy hôm nay tiêu mất khá nhiều tiền. Vốn dĩ lão già kia hầu bao rủng rỉnh lắm, có điều suốt dọc đường đi tiêu tiền như nước, lại quyên góp một ít cho ngôi làng bị cháy rừng nên tiền mặt trên người chẳng còn lại là bao. Chú thường không mang theo thẻ ra ngoài, bảo là quen với thói cũ rồi. Thế cho nên mấy hôm nay toàn mặt dày tiêu tiên của tôi, lại còn bảo đợi khi nào công ty của chú chuyển thêm thì sẽ trả. Giờ chú vỗ mông chạy mất tiêu rồi, nhớ ra chuyện này, tôi nghĩ bụng chắc không phải tại tôi cũng sắp hết tiền rồi chú mới chuồn đấy chứ?

Bụng tôi tức anh ách, móc ví ra xem thì hỡi ôi, tôi quen dùng phương thức thanh toán điện tử nên không hay để ý lắm, trong ví chẳng ngờ chỉ còn lèo tèo vài tờ bạc. Phan Tử bây giờ đang hôn mê sâu không biết khi nào mới tỉnh. Tuy bác sĩ nói không có di chứng gì lớn, chủ yếu phụ thuộc khả năng hồi phục của cơ thể bệnh nhân, có điều tôi đoán tầm mươi ngày nửa tháng này mình hẳn chưa rời đi được. Phan Tử chỉ có một thân một mình, không thể tìm nổi ai khác chăm sóc thay tôi, chút tiền còm này chắc chắn không đủ chi trả.

Phiền phức nhất là tờ hóa đơn bốn chữ số kia đã chình ình ngay trước mặt rồi, cửa này hơi khó qua. Tôi ngại ngùng cười bảo không đủ tiền mặt, đợi lát nữa đi rút rồi mang sang. Nhân viên phục vụ thấy mấy ngày nay tôi chi tiêu cũng thoáng nên cười: “Không sao, ngày mai cũng được, anh bận gì thì cứ làm đi ạ.”

Hắn vừa đi khỏi tôi liền nổi đóa vì nhớ ra thêm nhiều chuyện nữa. Tiền viện phí thuốc thang của Phan Tử mỗi ngày cũng phải cỡ bốn con số, lão già kia bỏ đi thì tôi biết đào đâu ra tiền đóng cho gã đây? Lại không thể gọi điện cho bố, nếu gọi kiểu gì cũng bị ông mắng chết. Mấy năm nay làm ăn thất bát đã khiến bố có ý kiến với tôi lắm rồi, giờ lại học theo chú Ba kém cỏi nhất nhà này để đi đãi cát... thôi thôi.

Tôi quay về phòng, đang bực thì bỗng nhiên trông thấy bộ ngọc nạm áo quan vẫn còn trong túi. Chú Ba quý thứ này lắm, dùng cả giấy dầu bọc đến tận bốn, năm lớp. Nhìn bọc giấy tôi chợt nảy ra một ý định khá là nông nổi, nghĩ bụng mười mấy ngày này xem ra cũng cần phải tính kỹ, ngày nào cũng ăn ngủ ở đây để rồi sau này ghi nợ thì không ổn. Hay là tìm một chợ đồ cổ đem bán thứ này đi, kiếm một món ra trò rồi chơi một vòng Tế Nam cho sướng, khỏi phải lãng phí thời gian nhỉ?

Nghĩ đến đây tôi thấy đúng lắm, tôi vốn dĩ đến đây với tâm lý du khách, giờ thành ra chẳng khác gì đang điều tra hồ sơ mật, tội gì phải khổ thế. Mà bây giờ chuyện này không nhẩn nha được, nếu không tôi bị đuổi ra ngoài là chuyện nhỏ, Phan Tử bị người ta cắt thuốc thì phiền to rồi. Nhân lúc trời chưa tối, phải mau chóng xử lý ngay mới được.

Tôi vừa nghĩ vừa đi xuống đại sảnh hỏi nhân viên phục vụ xem ở đây có chỗ nào mua bán đồ cổ. Gã phục vụ nhiệt tình vô cùng, dẫn tôi xuống lầu, còn gọi cả taxi cho tôi. Sau khi lên xe tôi liền bảo tài xế cứ chở đến chỗ nào nhiều đồ cổ. Tài xế đáp lời và chở tôi đến chợ Anh Hùng Sơn, tôi liếc nhìn, chỗ này cũng có nhiều thứ hay ho phết.

Suốt dọc đường nghe anh tài xe thao thao bất buyệt, rằng nơi này là một khu lớn tập trung khá nhiều đồ cổ và chế phẩm thư pháp, người đông nên khá xô bồ, có điều phần lớn là đồ giả. Nếu rảnh có thể đứng nói chuyện chém gió với mấy ông bán hàng, bọn họ không ý kiến gì đâu.

Tôi khoác chiếc ba lô nặng trịch chứa bộ ngọc nạm áo quan rồi đi xuống, định bụng tìm một cửa hiệu lớn một chút.

Món đồ này không phải thứ người thường có thể mua nổi, mấy tiệm lớn kiểu gì cũng có liên hệ với những khách sộp, có thể nhờ họ giới thiệu cho rồi trả tiền môi giới. Khoảng hai phần trăm là được. Tôi cũng là bậc nhà nghề trong cái ngành này người khác không lòe được tôi đâu. Trên đường về tôi đã thảo luận với chú Ba giá trị của bộ ngọc, chú nói khoảng trên dưới một triệu, thứ này có tiền cũng không có hàng mà mua, chủ yếu bởi rất hiếm người chịu bán thứ quý giá dường này, trừ phi là dân ngoại quốc. Nhưng món này lớn quá, hàng lớn thì thường khó bán hơn hàng nhỏ một chút, chú ước tính nếu có người mua thật thì trả tám trăm ngàn chú sẽ bán luôn.

Có lời của chú Ba tôi cũng vững dạ hơn, đứng đó nhìn đông ngó tây một hồi, chưa đi được mấy bước đã liếc thấy bên trong một cửa tiệm có bày một lư hương bằng đồng khắc mấy hình người dập nổi. Tôi giật thót, hình người trên đó cái nào cũng phưỡn bụng rất giống như trên bích họa của cái đấu biển mà chú Ba nhấc tới. Tôi cúi xuống toan nhìn kỹ thì ông chủ đi ra, nói: “Úi chà, cậu tinh mắt ghê, tiệm tôi có mỗi thứ này là đáng tiền nhất đó!.”

Tôi nghe giọng biết ngay lão là dân thủ đô, liền hỏi: “Hình khắc bên trên là gì thế? Sao kỳ quái vậy? Nhìn thế này chắc không phải kiếm ở Tề Ânvề đấy chứ?.”

Chú tiệm nghe tôi nói thế liền biến sắc, vội kéo tôi vào trong quầy, còn nỏi: “Hôm nay gặp đúng dân trong nghề rồi. Thứ này để ở đây cả năm trời, cậu là người đầu tiên nhìn ra manh mối đó. Đúng vậy, đây đích thực là đồ Tề n.”

Làm nghề buôn đồ cổ không ai là không khéo miệng, nhìn vẻ mặt lão, tôi không tài nào đoán nổi lão đang nói thật hay là chỉ đơn thuần muốn bán thứ đó cho tôi. Trên tay tôi không có nhiêu tài liệu, nếu giả vờ sành sỏi thì kiểu gì cũng lộ ra sơ hở, liền nói: “Tôi không phải dân trong nghề gì đâu, chẳng qua tôi đã từng thấy thứ này ở Tề Ânnên mới lấy làm kỳ quái, chứ tên nó là gì tôi còn không biết nữa.”

Chủ tiệm mời tôi ngồi, bưng tới một ly trà, nói: “Cậu khiêm tốn quá rồi, nhưng nếu cậu không biết thật cũng không sao, tôi nói cho cậu. Cái lư hương này khắc một loại quỷ, người ta gọi chúng là 'Cấm Bà', lai lịch thứ này kể ra dài dòng lắm. Nếu cậu có hứng thì tôi kể cho mà nghe nhé?”

Thấy có trò hay, tôi liền làm bộ như muốn mua lắm gật đầu với lão. Lão ra hiệu bảo tôi đợi một lát rồi lấy lư hương trong tủ ra đặt trên bàn trà, tôi liền ngửi thấy một mùi hương kỳ lạ, không khỏi ngạc nhiên. Lão chủ tiệm cười hăng hắc: “Mùi này đặc biệt lắm đúng không?”

Tôi hỏi: “Hương liệu gì bên trong thế?.”

Lão mở nắp lư hương, tôi trông thấy một hòn đá nhỏ màu đen. Thấy tôi ngẩn nguời, lão cười đắc ý: “Hòn đá này chính là xương của 'Cấm Bà', mùi hương này gọi là cốt hương. Thứ này tốt lắm, cậu để bên người khi ngủ đảm bảo sẽ ngon giấc vô cùng.”

Tôi bỗng thấy ghê người, hỏi: “Cấm Bà đó rốt cuộc là thứ gì? Ngửi xương của bà ta cho dễ ngủ có thất đức quá không vậy?.”

Lão cười: “Cấm Bà là một khái niệm rất rộng, tương đương với cách gọi chung của những thứ không tốt. Người ở vùng Tề Ânmỗi khi đau ốm hoặc bị thương đều nói rằng do Cấm Bà hại. Nếu cậu muốn nói rõ bà ta là cái gì thì khó hình dung lắm, nếu nhất quyết phải gọi ra thì có thể nói bà ta là ác quỷ.”

“Ồ, vậy đây chính là xương của bà ta?” Tôi chau mày hỏi, “Thứ này từ đâu mà có? Nhìn mớ cặn trên nắp thì hình như là hàng biển.”

Lão chủ cười khà khà: “Cậu còn chối không phải nhà nghề. Đúng thế, thứ này được một ngư dân thả lưới vớt lên. Có điều của hiếm là của quý, tuy có chút cặn biển trên mặt nhưng giá cả cũng không rẻ đâu.”

Tôi căn bản không mang đủ tiền, đành thở dài nói: “Tiếc quá, tôi chỉ thích hàng nguyên vẹn thôi, hàng biển tôi không lấy. Nếu ông muốn bán thì hay là bán miếng cốt hương bên trong cho tôi nhé?.”

Lão chủ biến sắc, cười xun xoe: “Thế sao được, cậu mua cốt hương đi rồi thì tôi biết bán cái lư cho ai?”

Nhìn bụi bặm bám trên lư hương, tôi biết chắc thứ này đã bày lâu lắm rồi mà không có người mua. Thứ này kén khách, mua về rồi cũng khó mà sang tay, thường thì những người mua để đầu cơ sẽ không thích. Loạn thế chuộng tích vàng, thịnh thế ưa đồ cổ, hàng không bán được nên chủ tiệm dĩ nhiên, sẽ để mặc, không bỏ sức chăm chút. Tôi lắc đầu, dù sao thì thứ này tôi mua về cũng chẳng để làm gì, lát nữa tôi lấy bộ nạm ngọc ra cho lão xem, nếu lão liên hệ được người mua thì bảo lão tặng món này cho tôi luôn cũng được. Nghĩ vậy tôi liền cười: “Được thôi, tạm thời không nói chuyện này nữa, tôi cho ông xem một thứ.”

Nói rồi tôi liền lôi bộ ngọc nạm áo quan ra, mở một góc cho lão nhìn. Muốn biết lão có phải nhà nghề hay không, chỉ cần quan sát vẻ mặt là đủ. Lão vừa nhìn đã biến sắc, không nói một lời vội ém bộ ngọc nạm trở lại, đứng dậy kéo hét rèm cửa tiệm, đổ tách trà của tôi đi và thay sang tách khác. Tôi ngửi mùi, trà Thiết Quan âm thượng đẳng đây! Xem ra tôi đã được lên một đẳng cấp khác.

Lão lau mồ hôi trán nói: “Không biết vị nhà nghề đây phải xưng hô thế nào?.”

Tôi biết ngay quả nhiên lão không phải là một tên buôn lậu đồ cổ đơn thuần, phản ứng nhanh như vậy, vừa nhìn đã biết thứ này từ đâu mà ra. Tôi cũng phải thể hiện một chút, liền khách sáo cười: “Bỉ nhân họ Ngô, ông chủ xưng hô thế nào?.” Người đó nói: “Cậu cứ gọi tôi là lão Hải được rồi. Ngô sư phụ, món này cậu định bán hay là để tôi xem?.”

Tôi nói: “Đương nhiên là bán, món này giữ bên người có chút bỏng tay.”

Lão đi đi lại lại trong phòng, hỏi: “Có nguyên vẹn không?.”

Tôi gật đầu: “Không thiếu ông một mảnh, mới ra lò, còn nóng nguyên đấy.”

Lão ngồi xuống, nhỏ giọng nói: “Ngô sư phụ này, tôi là người cởi mỏ, tôi dám chắc thứ này của cậu ở cả cái chợ Anh Hùng Sơn này chỉ có mình tôi dám mua. có điều thứ này tôi cũng không cần thiết phải dông dài với cậu, bảo bối không thể định giá được, cậu nói thật lòng cho tôi, bao nhiêu thì bán được để tôi gọi điện hỏi bạn xem.”

Tôi nghĩ ngợi một lát, thầm nhủ kiểu gì cũng phải đòi một triệu. Đưa cho người nhà Khuê béo ba trăm ngàn, Phan Tử nằm viện ít nhất cùng mất hai trăm ngàn, còn tên mập kia ngay từ đầu đã dặn khi nào bán được hàng nhớ chuyển khoản cho hắn. Như thế mỗi người chỉ được hơn trăm ngàn, cứ nghĩ đến chuyện đã dùng cả mạng sống đánh đổi mà tôi thấy rẻ mạt quá. Nhưng chú Ba đã nói rồi, làm nghề đổ đấu chính là như vậy, nếu không thì đổ hết cái này đến cái khác làm gì? Đồ anh đổ được dù quý giá đến mấy mà không có người mua thì cũng chỉ như rác rưởi, thế nên chú không những món quá quý, chỉ lấy những thứ bán được thôi.

Sau khi tính toán ăn chia một triệu xong xuôi, tôi ra hiệu bảo lão Hải. Lào mừng húm, còn tôi thì nghệt ra. Lẽ nào tôi báo giá hớ quá rồi? Lão nhấc điện thoại nấp vào một góc thì thầm to nhỏ, gọi xong liền hí hửng đi ra, mặt đỏ hồng lên nói: “Được rồi! Được rồi! Ngô sư phụ hên lắm đó, có người đang đợi mua thật đấy. Một triệu không nhiều, hai triệu chẳng ít tôi đã báo giá cho cậu một triệu hai, cậu thấy thế nào?.”

Tôi nghe vậy thầm nhủ có ma mới biết ông báo giá ngần nào. Chưa biết chừng báo với người ta gấp đôi giá ấy. Nhưng mà dù sao cũng nhiều hơn mức giá tôi dự tính những hai ngàn nên tôi cũng hài lòng, cười bảo: “Vậy phần của ông sẽ vẫn theo quy tắc cũ chứ?.” Lão cười nói: “Chẳng giấu gì cậu, bên đó đã trích ra một ít trả cho tôi rồi, cậu cứ cầm cả một triệu hai. Nhìn vết thương trên đầu cậu đủ biết thứ này đổ được cũng không dễ. Cậu nhớ tôi nhé, lần sau có thứ này đừng đem hỏi nhà khác, cứ mang thẳng đến chỗ tôi. Cậu muốn bao nhiêu tôi cũng nâng thêm hai mươi phần trăm cho cậu. Phải biết khách hàng sau lưng tôi ai cũng lắm tiền ghê gớm. Những thứ người khác không dám mua ông ấy đều mua hết..” Lão thấy tôi hơi lo lắng, vội trấn an: “Cậu ngồi đây một lát, để tôi đi chuẩn bị tiền cho cậu. Tiệm tôi tuy nhỏ nhưng một triệu hai này cũng không thiếu đâu. Đế tôi trả cho cậu trước.”

Khẩu khí lão này cũng lớn thật, tục ngữ nói quả không sai, ba mươi sáu nghề, đồ cổ làm vua, xem ra lão này cũng có chút chiêu trò. Tôi vội nói: “Đợi đã, thế còn cái lư Cấm Bà kia? Hay là ông giảm giá cho tôi để tôi mang về cả thể?”

Lão Hải cười, khoát tay: “Cậu thích thì cứ mang đi, coi như tôi tặng cậu. Chẳng giấu gì cậu, thứ đó tôi mua có năm đồng, lúc nãy huyên thuyên một hồi chẳng qua là muốn gạt cậu thôi.”

Ba tiếng sau, tôi ôm một đống tiến trong người, tâm trạng lâng lâng như lên tiên vậy, về khách sạn còn chẳng muốn nhìn mấy anh canh cổng nữa. Đằng sau thậm chí có người bàn tán không biết có phải thằng đó vừa trúng số bạc triệu không, nhìn nó cười tít cả mắt. Tôi đếm lại tiền rồi thanh toán hết hóa đơn, đến bệnh viện trả tiền thuê người chăm sóc cho Phan Tử một tháng, chuyển khoản cho tên mập rồi trịnh trọng chuyển phần của mình, bao gồm cả phần chú Ba nợ, vào thẻ của mình. Rốt cuộc cũng nhẹ cả người.

Mấy ngày sau đó tôi tìm một cô em hướng dẫn viên bản xứ xinh đẹp dẫn đi chơi khắp Tế Nam. Có điều tôi từ Hàng Châu đến, ngắm cảnh danh lam thắng cảnh chán rồi nên càng ngắm càng mất hứng, cuối cùng tôi kiếm một hồ câu đi câu cá cho xong. Mấy ngày này là khoảng thời gian tôi sống thư thả nhất, không ngờ lại bắt đầu nhớ tới kích thích khi đi đổ đấu.

Thôi không kể dài dòng nữa, cuộc sống uể oải này kéo dài được khoảng một tuần, lúc tôi từ hồ câu trở về, vừa vào đến cửa đã nghe thấy điện thoại kêu. Số điện thoại của tôi ở khách sạn này chỉ mình chú Ba biết, tôi tưởng chú đã tìm ra manh mối gì rồi nên vội vàng nhấc máy. Ai ngờ đầu dây kia lại là một người đàn ông lạ, câu đầu tiên hắn nói là: “Cậu có quen ai tên gọi Ngô Tam Tinh không?.”

Nghe giọng hắn khá nôn nóng nên tôi vội đáp: “Có quen, chuyện gì đấy?.”

Hắn nói: “Ông ấy mất tích rồi.”

Tôi nghe mà chợt sững, vội hỏi: “Chính xác lúc nào thì xác định là mất tích?”

Đầu kia đáp: “Con thuyền ông ấy đi bị mất liên lạc với đất liền mười ngày nay rồi. Cậu là gì của ông ấy?”

Tôi nói: “Tôi là cháu ông ấy.”

Hắn hỏi: “Vậy cậu có thể đến Tề Ân ngay được không?”