Thuận Minh

Chương 305: Quân y thủy động hữu chỉ bất tôn (4)


Mùng năm tháng hai, Trần Mẫn. thái giám truyền chỉ từ kinh sư tới dẫn hơn chục cầm y vệ. khí thế rất hung hãn tới phủ đệ của Nhan Kế Tổ. Hắn lần này đã chuẩn bị tốt rồi. nếu như Nhan Kế Tổ còn không đáp ứng. phía hắn sẽ ra lệnh cho tuần phủ Sơn Đông giao ra ấn tín và lập tức thi hành quyền hạn của mình.

Nói ra thì đây cũng là bịt tai trộm chuông, võ tướng tay nắm trọng binh không xuất binh, ngay cả quan văn nhiều năm làm việc cùng hắn cũng không thúc giục được, cho dù là đổi người khác thì sao chứ.

Nhưng đối với triều đình kinh sư mà nói. đây cũng là biện pháp tình thế khi không có biện pháp, dẫu sao thì trước mắt đại nghĩa triều đình vẫn có thể ép người, không đến nỗi là hoàn toàn vô dụng.

Thái giám Trần Mẫn đi con đường này cũng đã rất quen, sáng sớm đã dẫn người tới phủ đệ của tuần phủ, nếu sau khi tiến vào nha môn. phía Nhan Kế Tổ còn có thân vệ của tuần phủ đại nhân và các quan lại khác, thì nói chung cũng có chút bất tiện. Trần Mẫn đã quen cửa thuộc lối. cho nên định sáng sớm chặn Nhan Kế Tổ lại trước khi hắn ra khỏi phủ. tránh những phiền phức không cần thiết.

Ai ngờ một đám người hung thần ác sát đi tới. lại đối mặt với một trạch viên để trống không, may mà có mấy tiểu tử trông coi trạch viện chỉ đường cho bọn họ. nói là đã chuyển tới nơi nào rồi.

Lần trước tuần phủ Nhan Kế Tổ nói là thư thà cho ba ngày, hắn còn phải tới thúc bách tổng binh Sơn Đông xuất binh, ai ngờ lại lặng lẽ chuyển nhà. Mũi của Trần Mẫn như sắp xịt ra khói, thầm nghĩ ngươi đường đường là một tuần phủ. không ngờ lại có loại thủ đoạn trốn tránh bỉ ổi đến như vậy. Thiên hạ tuy lớn những cũng vẫn là thiên hạ của Đại Minh, ngươi cho dù có trốn cũng trốn không thoát, chuyển nhà là có thể chạy được chắc.

Tiểu tử trông coi phòng ốc cũng rất nhiệt tình, rất tử tế nói cho hoạn quan Trần Mẫn biết là Nhan Kế Tổ rốt cuộc là chuyển nhà tới nơi nào.

Biết được nơi Nhan Kế Tổ chuyển nhà, đoàn người của Trần Mẫn cũng không chứ chậm trễ, nộ khí trùng trùng tới phía trạch đệ của tuần phủ.

Những thái giám và cầm y vệ này xuất kinh truyền chỉ. tới đương địa, quan địa phương nghênh đón rất chu đáo. lễ phẩm kim ngân đẩy dù là việc không thể thiếu, hơn nữa cón ở thể dạo chơi một phen ở tửu lâu nổi tiếng, thăm thú danh lam thắng cảnh của đương địa.

Nhưng chuyến đi này quả nhiên là khổ sai. không chỉ là ý chỉ không được thực hiện, một mực kéo dài chuyện xuất binh, hơn nữa thành Tế Nam bị Thát tử cướp bóc. hoàn toàn biến thành thành trống.

Thành Tế Nam hiện tại hoàn toàn là nơi sinh sống làm việc của các nha môn và Giao Châu doanh, cơ sở sinh hoạt rất đơn giản, thậm chí còn không bằng huyện thành gần kinh sư.

Thái giám truyền chỉ Trần Mẫn và các cầm y vệ tới địa phương bần khổ này. bên ngoài là một tòa thành trống không, cũng không có tâm tình gì để du lãm. mỗi ngày đều cân nhắc việc xuất binh.

Cho nên những người này đối với việc thành Tế Nam này có gì khác biệt với những tỉnh thủ phủ khác, hoàn toàn không có khái niệm gì cả. Án chiếu theo sự chỉ điểm của người trẻ tuổi đó. đoàn người đi về phía trạch đệ mới của Nhan Kế Tổ.

Trên đường, thấy những binh mã đi đi về về, Trần Mẫn nghĩ thầm, tổng binh Sơn Đông này cũng không giống như là định không xuất binh, nếu không thì binh mã trong thành sao lại điều động tấp nập như vậy.

Địa phương mà Nhan Kế Tổ sống lại là phủ đệ của Phụng quốc tướng quân trước kia, Phụng quốc tướng quân này cũng thuộc hoàng tộc. một tuần phủ sống ở trạch đệ như thế này căn bản là làm trái thể chế.

Trần Mẫn đứng ở cửa trạch đệ cười gằn: "Xem ra Nhan Kế Tổ đúng là không muốn sống rồi. tội danh bất kính lớn như thế này khẳng định là không thoát được rồi."

Cửa lớn của phủ đệ này cũng mờ toang, thái giám khâm sai và các cầm y vệ nào có cần gõ cửa thông báo gì. xuống ngựa rồi trực tiếp đi vào bên trong.

Trạch đệ của Phụng Quốc tướng quân thật sự là không tầm thường. ít nhất thì qua bức tường xây làm bình phong ở trước cửa. viện tử đó làm gìáo trường cũng đủ. Trong ấn tượng của Trần Mẫn. hạ nhân phó dịch trong nhà tuần phủ cũng không ít. nhưng viện lạc này lại vắng tanh không môt bóng người.

"Kết" một tiếng, cửa lớn của phủ đệ này bị đóng lại.

Những người này còn chưa kịp phản ứng là có chuyện gì thì đã thấy sĩ tốt mặc giáp cầm đao kiếm từ tứ phía chạy ra. một người từ sau tường lách ra. mở miệng hỏi: "Vị này chính là Trần công công từ kinh sư tới truyền chỉ giục xuất binh có phải không?"

Người đưa ra câu hỏi ngữ khí khá là ôn hòa, nhưng nhìn những binh sĩ mặc giáp ở xung quanh, bất kể là như thế nào cũng không thể tính là ôn hòa cho được.

Một cầm y vệ nhìn giáp sĩ ở xung quanh đang từ từ bước tới. trong lòng khó tránh khói khẩn trương, tay đặt lên chuôi đao giắt ở hông, vừa mới rút ra được một nửa, đã thấy tiếng gió rít vang lên. một cán thương đâm thẳng tới. chuẩn bị đâm trúng ngực hắn. Một hơi ở trong ngực tên cầm y vệ này không thoát lên được, cho nên cảm thấy đau nhói, trực tiếp quỳ xuống đất.

Động tác này. thoáng chốc đã phá tan cái bầu không khí ôn hòa vốn có. đao thương trong tay những giáp sĩ lập tức chỉ về phía các cầm y vệ và thái giám đang ở trong vòng vây.

Khác hẳn với những tên hoàn khổ giá áo túi cơm mà Trần Mẫn vẫn thấy ở kinh sư. những giáp sĩ mai phục ở trong phủ Phụng quốc tướng quân này chỉ vừa mới ra tay môt lần sát khí và áp lực lập tức lộ ra ngoài, đám người Trần Mẫn mặt mày trắng bệch, trong lòng biết rằng. nếu vọng động, đối phương không chừng sẽ thực sự giết chết mình.

"Các ngươi là ai. chúng ta là khâm sai triều đình tới truyền chỉ. các ngươi dùng đao binh đe dọa như vậy là muốn tạo phản chăng?"

Trần Mẫn nghiêm khắc quát hỏi. nhưng không chỉ hắn mà bất kỳ ai cũng biết rằng, đây chẳng qua là ngoài mạnh trong yếu mà thôi.

"Trần công công chớ hoảng hốt, các huynh đệ chính là biết rằng ngài là khâm sai truyền chỉ, cho nên mới đợi ngài ở trong trạch viện này."

Người dẫn đầu vẫn ôn hòa trả lời, có điều sau đó lập tức thay đổi sắc mặt, trầm giọng nói: "Trần công công. Hoàng Hà vẫn chưa tan băng, đại quân hành động không tiện. Nhan tuần phủ là Lý tổng binh đều nói là quyết định vào cuối tháng hai hoặc là đầu tháng ba, sau khi Đại hà tan băng mới xuất binh tới Hà Nam. nhưng chư công trong chiều cứ một mực thúc giục, xin công công hãy gửi thư giải thích rõ ràng giúp cho. Mấy vị huynh đệ cầm y vệ này cũng có quyền lực gửi thư cho nha môn cầm y vệ. cùng nhau viết tin tức này. nói là binh mã Sơn Đông chúng ta chia ra đóng ở các nơi. lại có binh mã ở tận Lưỡng Hoài đang khẩn trương điều động chuẩn bị. sớm nhất cũng phải mười lăm tháng hai mới có thể khởi hành, chứ không phải là thoái thác xuất binh."

Nghe thấy những lời mà người này nói ra, Trần Mẫn và các cầm y vệ mặt tối sầm. vốn trù trừ không chịu xuất binh là tội của tuần phủ và tổng binh, mình nếu lại vìết thư giải thích, tương lai nếu có lật lọng gì. thế chẳng phải là thành. trách nhiệm của mình ư.

Huống chi những ngày này. thư đi và thư về của Trần Mẫn và các cầm y vệ cho kinh sư đều nói là quan viên văn võ của Sơn Đông cố ý kéo dài thế này thế kia. giờ đột nhiên đổi giọng, thế chẳng phải là tự mình tát vào mặt mình ư.

"Làm... làm sao mà viết thế được, đây rõ ràng là tội khi quân mà."

Thái giám Trần Mẫn run giọng nói ra câu này. người đó cười nói: "Không viết thì chính là ngay đêm nay xuất thành, không rõ tung tích, viết rồi. ít nhất có thể sống được thêm mấy năm bình yên..."

Ngày hôm sau, khoái mã mang thư của Trần Mẫn từ Tế Nam chạy thẳng tới kinh sư.

Lần này trong thư lại nói rõ về những khó khăn mà binh mã Sơn Đông đang phải đối mặt cùng với các mục chuẩn bị cẩn thiết cho việc điều binh, trong đó Trần Mẫn thay đổi sự công kích đối với quan viên văn võ của Sơn Đông khi trước, mà chuyển sang cực lực khen ngợi bọn họ. nói là hết lòng hết dạ vì chuẩn bị binh mã để tới Hà Nam cứu viện, còn nói cái gì mà nô tài nguyện ở lại Sơn Đông để đốc thúc, đợi sau khi xuất binh tới Hà Nam mới về lại kinh sư.

Hoàng đế Sùng Trinh không tin bất cứ người nào trong thiên hạ, nhưng đối với hoan quan ở bên cạnh vẫn có mấy phần tin tưởng, mặc dù lúc trước thì tức giận vô cùng, nhưng sau khi nhận phong thư này. nộ khí lại giảm đi mấy phần, chỉ đành phái sứ giả tới các tỉnh phận gần Hà Nam điều binh cứu viện, còn khen thường mấy câu. nói Trần Mẫn trung tâm làm việc xứng đáng được trọng dụng. Hoàng đế Sùng Chinh cho rằng mình nắm trong tay tất cả, nhưng trên thực tế lại chẳng khống chế được tình hình những người mà ông ta tín nhiệm tóm lại phần lớn đều đang lừa ông ta.

Trong lịch sử không có Lý Mạnh, tháng giêng năm Sùng Trinh thứ mười bốn thành Lạc Dương bị Lý Tự Thành suất lĩnh sấm quân đánh phá, nhưng lúc này đã tới cuối tháng hai, thành Lạc Dương vẫn còn nằm trong tay quân Minh.

Có lẽ Bởi vì sau khi Lý Mạnh tiến vào Hà Nam, lưu khấu "Tống Giang" bị đánh tan, phần lớn đều chạy về Hoài Bắc, còn lưu khấu "Lý Chấn Hải" từ khi đến gần phủ Duyện châu, gần như bị Giao Châu doanh thâm nhập, không nương tựa được vào Lý Tự Thành. Lực lượng của Sấm quân kém đi mấy phần, vì thế mà thành Lạc Dương vẫn có thể chống đỡ được phần nào.

Lịch sử, chung quy cũng thay đổi rồi... ngantruyen.com